2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
I.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả.
1. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hoạt động như sau:
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần (DTT) với giá vốn hàng bán (của sản phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong đó DTT là doanh thu bán hàng sau khi loại trừ các khoản làm giảm doanh thu (chiết khấu, giảm giá hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu).
DTT = DT bán hàng - (chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng bán + hàng bán bị trả lại) + thuế xuất nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính.
* Kết quả hoạt động bất thường: là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được tổ chức phân biệt và xác định riêng cho từng loại hoạt động, thậm chí cho từng ngành hàng, từ sản phẩm lao vụ....
Kết quả kinh doanh có thể là lãi hay lỗ: Nếu là lỗ thì sẽ được xử lý bù đắp theo quy định của cơ chế tài chính và quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu là lãi thì phải được phân phối theo quy định cơ chế tài chính.
* Cơ chế tài chính hiện hành: Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối sử dụng như sau:
1. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số lợi nhuận được bù khoản lỗ của năm trước không được bù vào lợi nhuận trước thuế.
2. Nộp khoản thu về sản phẩm vốn của ngân sách Nhà nước.
3. Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp.
4. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1), (2), (3) được phân phối như sau:
a. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa.
c. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi quỹ này bằng 6 tháng lương thì không trích nữa.
d. Trích lập các quỹ đặc biệt ( đối với doanh nghiệp một số ngành đặc thù được pháp luật quy định riêng).
e. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu.
Việc phân phối lợi nhuận ở doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức 2 bước:
Bước 1: Trong năm tạm phân phối.
Bước 2: Khi báo cáo quyết toán năm được phê duyệt sẽ được phân bổ chính thức (thường là điều chỉnh phân phối bổ sung).