Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại SGD I và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Quá trình thực hiện bảo lãnh của SGD I đã thu được những kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó cũng có một số những hạn chế mà SGD I cần lưu ý.

- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế chưa hợp lý, tỷ trọng DNNQD còn thấp, điều này không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế khi mà các DNNN đang thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang các công ty cổ phần. Hơn thế nữa tỷ trọng các DNNQD đang ngày càng có xu hướng tăng lên, nếu duy trì cơ cấu không cân đối như thế thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều khách hàng lớn có tiềm năng.

- Hiện nay SGD I đã có những bước thực hiện việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, sự quan tâm hoàn thiện một số loại hình bảo lãnh chưa đúng mức nên chưa thu hút được khách hàng tham gia các dịch vụ bảo lãnh mới có tiềm năng phát triển trong tương lai. SGD I chỉ chú trọng và phát triển những loại hình bảo lãnh truyền thống mà chưa phát huy được hiệu quả thu hút khách hàng đến với những dịch vụ mới. Hơn thế nữa, đối tượng khách hàng chưa thực sự đa dạng nên có sự hạn chế nhu cầu về các loại bảo lãnh khác nhau của ngân hàng vì thế mà tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ phát triển của các loại bảo lãnh ở SGD I có sự chênh lệch khá lớn.

- So với các đơn vị và ngân hàng khác thì SGD I có quy trình bảo lãnh tốt hơn nhưng nó vẫn còn phức tạp, thủ tục thực hiện bảo lãnh chưa thực sự đơn giản, điều này gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng khi đến xin được bảo lãnh. Quy trình này không được đổi mới kịp thời nên thường lạc hậu so với nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

- Công tác thẩm định chưa thực sự được quản lý chặt chẽ, đây có thể là một mầm bệnh gây nên hậu quả to lớn cho các ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh. Vì công tác thẩm định không được chú trọng thì sẽ có thể thực hiện bảo lãnh cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn và có thể bị khách hàng lừa đảo gây thiệt hại cho ngân hàng. Không chỉ khi cho vay mới thực hiện công tác thẩm định mà cả

khi thực hiện bảo lãnh thì công tác thẩm định cũng phải được thực hiện một cách chu đáo và có hiệu quả.

- Mức phí bảo lãnh của SGD I còn khá cao so với các ngân hàng khác đã hạn chế một phần nào đó khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường kinh doanh của SGD I

2.4.2.2. Nguyên nhân:

- DNQD là những doanh nghiệp truyền thống của BIDV, đó là doanh nghiệp của Nhà nước nên độ an toàn cao hơn các doanh nghiệp khác khi SGD I thực hiện bảo lãnh cho các khách hàng doanh nghiệp khác vì vậy mà SGD I vẫn chú trọng vào đối tượng DNQD hơn là DNNQD, đây là một sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự bất công bằng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Quy trình bảo lãnh của SGD I đã không được chú trọng để đổi mới, nó dường như đã có sự lạc hậu so với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, điều này đã làm hạn chế khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường về hoạt động bảo lãnh của SGD I.

- Bên cạnh những thuận lợi về sự năng động nhiệt tình với công việc thì với một đội ngũ cán bộ trẻ SGD I còn đối mặt với khó khăn về kinh nghiệm thực hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Đối với hoạt động bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín của ngân hàng và để có một chất lượng bảo lãnh tốt thì khâu thẩm định doanh nghiệp là khâu quan trọng để ra quyết định bảo lãnh. Khâu này đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm làm việc, phải hiểu biết nhiều về các ngành nghề kinh doanh của các khách hàng, phải nắm rõ những điểm mạnh yếu và dự đoán được những cơ hội cũng như thách thức mà khách hàng có thể có trong tương lai nhằm dự đoán khả năng thanh toán cho ngân hàng. Cán bộ thẩm định phải tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm thông tin, đưa ra những đánh giá và quyết định chính xác. Yếu tố này vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của SGD I.

Để đạt được một chất lượng bảo lãnh cao thì cần có sự nỗ lực tích cực của các bên tham gia và các yếu tố tác động, trong đó môi trường pháp lý là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên hiện nay môi trường pháp lý ở Việt Nam chưa thật sự chặt chẽ và đạt được hiệu quả tác động cao, vì thế mà việc điều chỉnh và quản lý các hoạt động bảo lãnh chưa có hiệu lực tích cực lớn. Môi trường pháp lý chưa tốt tạo ra những kẽ hổng lớn là cơ hội cho những hành vi lừa đảo có thể đưa đến một kết cục không tốt cho những người thực hiện. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý chưa tốt sẽ tác động làm giảm chất lượng bảo lãnh không chỉ của SGD I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng khác và toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w