Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 27)

Để nắm một cách đầy đủ thực trạng tài chính, cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong BCĐKT. Thông qua hai vế nguồn vốn và tài sản có thể xem xét số vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng từ đó có những giải pháp sử dụng vốn hợp lý.

Theo quan điểm luân chuyển vốn tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ và TSLĐ, hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.Tuy nhiên, cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng hai loại tài sản trên chỉ mang tính chất lý thuyết trong thực tế xảy ra hai trường hợp.

Nguồn vốn chủ sở hữu > tổng tài sản: Doanh nghiệp thừa vốn, không thể sử dụng hết và có thể bị chiếm dụng.

Ngược lại: Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng( hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.

Tiếp theo, cần đi sâu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tống số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng

biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận.Qua đó, thấy được tỷ suất đầu tư.

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, trị số của chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

Tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, ta lập bảng sau:

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu

năm I.Tài sản (tỷ đồng) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) II.Nguồn vốn(tỷ đồng) Tổng cộng

Để có thể rút ra nhận xét xác đáng và phù hợp, cần liên hệ vời tình hình biến động của từng khoản mục cũng như tình hình thực tế( Nguồn cung cấp vật tư,nhu cầu vật tư sử dụng cho sản xuất, phương thức thanh toán tiền hàng).

Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản cần xem xét tình hình biến động của từng khoản mục tài sản cụ thể. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến động. Chẳng hạn, với doanh nghiệp sản xuất, khoản mục nguyên vật liệu tồn kho phải báo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục còn đối với doanh nghiệp kinh doanh

Tài sản cố định đã và đang đầu tư Tỷ suất đầu tư = Tổng số tài sản cố định

hàng hoá thì hàng hoá tồn kho phải chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số hàng tồn kho.

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm tytrongj cao trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta có thể lập bảng tương tự như khi phân tích cơ cấu tài sản.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w