- Kênh phân phối đứng thứ 2 về hiệu quả tiếp cận và bán sản phẩm cho
2.3. xuất một số giải pháp quản trị kênh phân phối chương trình du lịch
- Đẩy mạnh các phương thức quảng cáo nhằm thu hút khách hàng ở kênh phân phối trực tiếp. Chẳng hạn như nâng cấp dịch vụ bán hàng trực tiếp, cải thiện nội dung và hình thức của website
- Cải tiến các phương thức quảng cáo ở hình thức phân phối gián tiếp. Dựa trên cơ sở các đại lý bán lẻ là người trình bày và thể hiện lựa chọn cho khách du lịch, công ty có thể phân phối sản phẩm ở dạng voucher hoặc thể hiện các chính sách khuyến mại giảm giá trên các website giao dịch như muachung.vn , hotdeal.vn
- Cần có nhân viên đảm nhiệm vai trò quản trị website , facebook của công ty. Nhân viên này phải có chuyên môn về công nghệ thông tin để bên cạnh việc đưa giá tour và các thông tin quảng cáo tour mới lên website nhanh gọn và chính xác nhất còn phải đảm bảo được tính bảo mật (nếu công ty sử dụng hình thức thanh toán qua mạng) và nâng cấp, bảo trì khi cần thiết
- Xây dựng chính sách chiết khấu phù hợp, với thành viên kênh hoạt động hiệu quả cần có mức chiết khấu cao hơn , đối với thành viên hoạt động ít hiệu quả, cần có sự điều phối mức chiết khấu, thậm chí nếu cần thiết, loại bỏ thảnh viên đó ra khỏi kênh phân phối để tập trung đầu tư vào các thành viên tiềm năng trong kênh
- Cần xây dựng một tiêu chuẩn cho các thành viên tham gia vào kênh phân phối, nhằm tránh xảy ra xung đột và khi có mâu thuẫn về mặt lợi ích, có thể dựa vào tiêu chuẩn đó để đánh giá hoạt động của kênh
- Tăng cường mối quan hệ với những nhà cung cấp : Mối quan hệ này thể hiện tinh thần hơp tác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi cho cả hai bên trong quá trình trao đổi, doanh nghiệp lữ hành phải thông báo yêu cầu phục vụ và đặt tiền trước và nhà cung cấp phải đảm bảo cung cấp hàng hóa dịch vụ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp lữ hành về số lượng cũng như chất lượng
KẾT LUẬN
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội. Trong kinh doanh du lịch thì kinh doanh lữ hành chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Hoạt động du lịch tạo ra 180 triệu chỗ làm việc, thu hút khoảng 11% lực lượng lao động toàn cầu. Ở Việt Nam, theo dự báo đến năm 2010, sẽ đón từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế và đạt khoảng 28 triệu lượt khách nội địa, tạo thêm 100.000 lao động trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp cho đất nước, doanh thu du lịch đạt 4 tỷ đến 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch năm 2010 chiếm 5,3 % GDP. Bản “Báo cáo thực tập nghiệp vụ quản lý lữ hành” này giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát về các nghiệp vụ để xây dựng , thực hiện và phát triển, quản lý, kiểm tra và giám sát các hoạt động trong quá trình thiết kế , thực hiện và cung ứng chương trình du lịch. Qua quá trình nghiên cứu và tham gia một số công việc hỗ trợ về quản lý hướng dẫn du lịch, quản trị điều hành chương trình, quản trị kênh phân phối chương trình du lịch cũng như tư vấn và bán các sản phẩm du lịch, em đã thành thạo những kĩ năng cơ bản nhất định và học hỏi được thêm rất nhiều từ những kinh ngiệm thực tế của các anh chị trong công ty. Nhưng còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và các anh chị trong công ty Hanoitourist đã tạo điều kiện hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này.