Xác định tỷ lệ chiết khấu

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU (Trang 28 - 31)

● Chi phí vốn vay

Chi phí đối với các khoản vay của doanh nghiệp chính là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay của mình.

Đối với các DN phát hành trái phiếu thì chi phí cơ hội chính bằng lãi suất đáo hạn của trái phiếu.

● Chi phí cổ phiếu ưu đãi thông thường

Chi phí vốn của cổ phiếu ưu đãi phổ thông được tính theo công thức: Chi phí cổ phiếu ưu đãi = cổ tức cam kết của cổ phiếu : giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi.

● Chi phí vốn cổ phần

Có 2 cách để xác định chi phí cơ hội của vốn cổ phần: Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM và sử dụng mô hình định giá cân bằng nhiều biến số APM.

Mô hình định giá tài sản vốn CAPM:

CAPM là một mô hình định giá được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế hiện đại, mô hình này giả định chi phí của vốn cổ phần bằng với thu nhập từ các chứng khoán phi rui ro và chi phí bù đắp rui ro:

RE = Rf + βE * (RM – Rf) Trong đó:

βE : Rủi ro hệ thống của vốn cổ phần RM – Rf : Mức đền bù rủi ro thị trường

RM : Tỷ suất lợi nhuận dự tính của danh mục thị trường RE : Chi phí vốn cổ phần

Để xác định được chi phí vốn cổ phần (RE) theo cách nay chúng ta phải xác định được 3 yếu tố đó là: tỷ lệ lãi suất phi rui ro Rf, mức đền bù rủi ro thị trường (RM – Rf ), rủi ro hệ thốngβE. Chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp là hàm số với biến số là rủi ro hệ thống của vốn cổ phần βE. Chi phí vồn cổ phần thay đổi tỷ lệ thuân với hệ số rủi ro hệ thống βE .

Lãi suất phi rủi ro thường được lấy bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ. Do yếu tố an toàn của trái phiếu Chính phủ nên viêc xác định lãi suất phi rủi ro = lãi suất trái phiếu Chính phủ là hoàn toàn hợp lý.

Mức bù đắp rủi ro thị trường là phần chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận dự tính và lãi suất phi rủi ro trên thị trường. Lý luận của mô hình CAPM suất phát điểm từ quan điểm đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, chứng khoán có mức độ rủi ro càng lớn thì mức lãi suất càng yêu cầu càng cao, hay chi phí phát hành chứng khoán càng lớn – chi phí vốn cổ phần lớn.

Hệ số βE phụ thuộc vào việc cổ phiếu của doanh nghiệp có được niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không.

Hệ số βE xác định dựa trên các hệ số tài chính của từng công ty, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì hệ số βE được công bố công khai trên thị trường, và được cập nhật định kỳ. Đối với các công ty chưa niêm yết thì có thể lấy các tỷ sô βE của các công ty trong cùng ngành để tạm tính chi phí vốn cổ phần. Phương pháp này đòi hỏi hệ thống thông tin phải hoàn hảo, thị trường chứng khoán phải có lịch sử phát triển lâu đời.

Mô hình CAPM là hàm số có duy nhất một biến số thay đổi đó là tỷ suất lợi nhuận theo thị trường. Mô hình APM xác định chi phí vốn cổ phần theo nhiều biến số thay vì chỉ có một thước đo xác định rui ro hệ thống . Trong mô hình APM các yếu tố tác động đến chi phí vốn cổ phần bao gồm:

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp – một thước đo hiệu quả hoạt động của nền kinh tế theo giá trị hàng hóa, vật chất mà doanh nghiệp thực tế tạo ra.

Tỷ lệ lãi suất thực ngắn hạn, xác định dựa trên mức chênh lệch giữa lãi suất tín phiếu kho bạc và chỉ số giá tiêu dùng.

Lạm phát ngắn hạn, được đo bằng mức độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.

Lạm phát dài hạn, được đo bằng mức chênh lệch giữa lãi suất đáo hạn của trái phiếu chính phủ trong ngắn hạn và dài hạn.

Rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Theo các nhà nghiên cứu thì mô hình APM khá hoàn thiện về mặt lý luận, nếu tính được giá trị của chi phí vốn cổ phần theo phương pháp nay thi xẽ cho kết quả chính xác hơn mô hình CAPM rất nhiều. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi hệ thống thông tin cực kỳ hoàn hảo. Do đó, mô hình này khó áp dụng trong thực tế.

● Chi phí vốn bình quân (WACC)

Khi xác định giá trị của dòng tiền trong tương lai, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do thì việc tính chi phí vốn bình quân là hợp lý.

Công thức tính chi phí vốn bình quân:

WACC = ( )t K D E D K D E E d e × − + + × + 1 Trong đó:

Ke : Chi phí vốn chủ sở hữu Kd : Chi phí vốn vay

E : Vốn chủ sở hữu D : Vốn vay

t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí vốn vay Kd : chi phí nợ được xác định bằng cách xác định chi phí nợ dài hạn của doanh nghiệp.

Chi phí vốn chủ sở hữu Ke :

Ke = KRF + β× RP KRF : Lãi suất phi rủi ro

RP : Phần bù rủi ro cho rủi ro trung bình của đầu tư β : Hệ số rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU (Trang 28 - 31)