Thứ nhất: Hệ thống sổ kế toán của Nhà máy: Thông tin trên báo cáo đảm bảo độ tin cậy: Hình thức và các chỉ tiêu trên báo cáo đúng theo chế độ kế toán quy định. Tuy nhiên việc áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức NKCT chưa thực sự thống nhất.
Hiện nay, nhà máy áp dụng hình thức kế toán NKCT nhưng hệ thống sổ kế toán nhà máy sử dụng một số theo hình thức nhật ký chung.
Ví dụ như các NKCT và bảng kê số 1, số 2 không sử dụng mà thực hiện ghi chép theo hình thức nhật ký chung, cuối tháng kế toán tổng hợp lấp bảng tổng hợp các tài khoản 111, 112 và lên sổ cái. Điều này có thể thuận tiện cho công tác kế toán của nhà máy. Nhưng việc sử dụng không thống nhất sẽ gây khó khăn cho những người có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra sổ sách của nhà máy.
Nhưng một số tài khoản trên BCTC chưa được thực hiện như: Tiền đang chuyển, hàng mua đang đi trên đường là do Nhà máy không tổ chức thực hiện hạch toán. Còn một số tài khoản như đầu tư tài chính ngắn hạn (121,128,129), tài sản cố định vô hình (213,2142). Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (241).. là do nhà máy không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ hai: Thuyết minh BCTC của Nhà máy phần chi tiết các khoản phải thu nợ phải trả.Trong đó số cuối kỳ và đầu năm chưa được ghi rõ phần số quá hạn và tổng số tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán, điều này làm cho những người quan tâm đến khả năng thanh toán của Nhà máy chưa thấy rõ được khả năng thanh toán vì nhiều lúc các khoản phải thu nợ phải trả có thể là ít nhưng số nợ qúa hạn nhiều cũng biểu hiện khả năng thanh toán của nhà máy là không tốt.
Thứ ba: Báo cáo KQKD để lập được phần III- Phần thuế GTGT được khấu trừ, thế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm: để lên được các chỉ tiêu trên báo cáo kế toán chủ yếu căn cứ trực tiếp trên báo cáo này của kỳ này, kỳ trước và số liệu trên TK 133 để tính toán và ghi lên các chỉ tiêu tương ứng chứ chưa lập các sổ chi tiết thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm theo mẫu số S01, S02, S03 - DN.
Thứ tư: BCLCTT theo đúng chế độ phải lập số liệu của năm trước và năm nay. Nhưng BCLCTT của Nhà máy chỉ mới phản ánh mỗi số liệu năm nay.
Thứ năm: Phân tích TCTC phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh.
Việc phân tích BCTC là cần thiết phục vụ cho công tác quản trị nhà máy cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác. Nhưng công tác tổ chức phân tích thực hiện chưa tốt. Hình thức phân tích BCTC của nhà máy là lập bảng tính ra các chỉ tiêu cơ bản về cơ cấu tài sản, tỷ suất lợi nhuận và khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lời, nhưng việc nhận xét đánh giá những chỉ tiêu đó chưa được đầy đủ. Nếu chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu khái quát trên thuyết minh BCTC để đánh thì chưa thể thấy hết các khía cạnh khác nhau của tình hình tài chính. Nếu đánh giá một cách chi tiết cụ thể. Ban giám đốc sẽ biết được những khó khăn cũng như những thuận lợi từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp cụ thể để khai thác được những khả năng tiềm tàng và khắc phục những khó khăn, tồn tại. Bên cạnh đó, cán bộ công nhân viên trong cơ quan có thể không có khả năng phân tích được BCTC,
nhưng khi những người có năng lực phân tích và cho thấy thực trạng của nhà máy có thể họ cũng có những giải pháp hay góp phần cải thiện tình hình nhà máy và đưa nhà máy đi đến những thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung.
Mặt khác khi tính toán các hệ số khả năng thanh toán, kế toán Nhà máy sử dụng công thức:
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tổng TSLĐ/ nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền/ tổng nợ ngắn hạn.
Theo em việc sử dụng công thức tính toán này là chưa hợp lý vì khi thanh toán nợ ngắn hạn. Trong hàng tồn kho không sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh để thanh toán mà chỉ sử dụng một phần hàng tồn kho (Bao gồm thành phần, hàng hoá, hàng gửi bán).
Việc thanh toán nhanh nhiều khi không phải tiền mới chỉ thanh toán nhanh được mà một phần hàng tồn kho như thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán cũng có thể sử dụng để thanh toán trực tiếp (nếu như được chấp nhận).