Phương pháp phân tích mẫu tảo

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài vi tảo phân bố trong hồ chứa Phú Vinh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) (Trang 31)

2.3.3.1. Phương pháp xác định loài.

Mẫu tảo được quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 - 600 lần đo kích thước, vẽ hình, chụp ảnh.

Riêng mẫu tảo silic được đốt trên bếp điện 4h - 6h và cố định bằng baume Canada để làm tiêu bản.

+ Ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) được định loại dựa theo tài liệu của Desikachary (1959) [50], Dương Đức Tiến (1996) [34], Komárek và Anagnostidis (1998) [57] và Komárek và Anagnostidis (2005) [58].

+ Ngành Tảo lục (Chlorophyta) được định loại dựa theo tài liệu của Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) [36], Philipose M. T (1967) [65], Wehr J. D. và Sheath R. G. (2003) [74], Prescott GW (1951) [54].

+ Ngành Tảo giáp (Dinophyta) được định loại dựa theo tài liệu của: Kisselev I.A. (1954), Prescott GW (1951) [54].

+ Ngành Tảo mắt được định loại dựa theo tài liệu của: Prescott GW (1951) [54], Wehr J. D., Sheath R. G., (2003) [74].

+ Lớp Bacillariophyceaae được định loại dựa theo tài liệu của: Barber H.G., Carter J.R.(1996) [44].

+ Lớp Chrysophyceae được định loại theo tài liệu của: Starmach K. 1974 [73]. + Raphidophyceae được định loại theo tài liệu của: Prescott GW (1951) [54]. Ngoài ra còn tham khảo một số tài liệu khác như: Charles S. Boyer (1916) [46]…

Danh lục các loài vi tảo thuộc các ngành nghiên cứu sau khi đã định danh được sắp xếp theo Van den Hoek C. và cộng sự (1995) [55]

2.3.3.2. Phương pháp định lượng vi tảo.

Xác định mức độ gặp các loài tảo thuộc các ngành theo quy ước: Mỗi mẫu tảo ở mỗi điểm thu mẫu được quan sát trên 15 tiêu bản, nếu mỗi loài tảo xuất hiện trên mỗi tiêu bản trên chiếm:

Từ 70 - 100%: gặp nhiều (+ + +) Từ 40 - 70%: thường gặp (+ +) Dưới 40%: gặp ít (+)

Số lượng tế bào vi tảo được xác định trên buồng đếm Neubauer. Đếm số tế bào vi tảo thuộc các ngành nghiên cứu trên 5 ô lớn của buồng đếm (4 ô ở 4 góc, 1 ô ở giữa, mỗi ô lớn gồm 16 ô nhỏ). Trong mỗi ô lớn đếm tất cả các tế bào ở cả cạnh trên và cạnh trái. Diện tích mỗi ô nhỏ : 1/400 (mm2), chiều cao mỗi ô nhỏ tính tới mặt lamel : 1/10 (mm).

Khi thu mẫu, lấy 10 lít nước hồ, lọc qua lưới vớt thực vật nổi N0 75 còn lại 50 ml như vậy đã cô đặc 200 lần. Nên tế bào tảo trong 1 lít nước hồ là:

X= m/4 x 106 (tế bào/lít).

Trong đó: m là số tế bào tảo trung bình đếm được trong 5 ô vuông lớn của buồng đếm.

X là số tế bào tảo trong 1 lít nước hồ.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài vi tảo phân bố trong hồ chứa Phú Vinh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)