Nước ngoài

Một phần của tài liệu FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 57)

Quốc được giải quyết vì khi doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu ở nước ngoài, họ đồng thời mang theo gói thầu máy móc, thiết bị cho các dự án và nhân công, và phần xuất khẩu thiết bị và sức lao động đã chia sẻ những lợi ích về giá thầu cho các nhà dự án. Theo PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm, viện trưởng viện nghiên cứu Trung Quốc thì việc Trung Quốc là nhà thầu nước ngoài lớn nhất ở nước ta cũng nằm trong mục tiêu lớn của chính phủ nước này.

Về phía Việt Nam, hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều lỗ hổng và hay thay đổi khiến cho các nhà đầu tư Trung Quốc không hiểu đầy đủ và chưa thật an tâm đầu tư. Theo ý kiến của một số nhà đầu tư Trung Quốc thì Việt Nam vẫn chưa thực sự là một địa điểm đầu tư phù hợp và lý tưởng cũn vỡ họ cho rằng không gian phát triển của Việt Nam có hạn, đồng thời Việt Nam không được miễn thuế hoàn toàn và bị hạn ngạch xuất khẩu một số mặt hàng khi xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ trong khi mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và công nghệ không cao ra nước ngoài.

Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta còn nhiều yếu kém và không đồng bộ. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng ở rất nhiều địa phương ở nước ta còn hết sức yếu kém, cơ sở hạ tầng chung thì thiếu đồng bộ, do đó mặc dù rất nhiều địa phương có tiềm năng rất lớn nhưng trên thực tế thì thu hút được rất ít nguồn vốn đầu tư. Trừ những dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đa số những dự án đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Một nhà quản lý của tập đoàn Hồng Đậu, một trong 120 doanh nghiệp thí điểm đi sâu cải cách của Quốc vụ viện, nhiều năm liền là doanh nghiệp mạnh của Trung Quốc cho rằng, hiện nay môi trường đầu tư của Campuchia tốt hơn của Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đều lựa chọn Campuchia để xây dựng nhà máy, họ đi khảo sát Việt Nam nhưng sau đó lại xây nhà máy ở Campuchia. Theo ông, “thứ nhất, qua 10 năm phát triển, hệ thống kinh tế đã cơ bản hình thành, điều đó có nghĩa là không gian phát triển của Việt Nam có hạn; hai là, Việt Nam không phải là một nước lạc hậu nhất, cho nên xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ không được miễn thuế hoàn toàn và xuất khẩu có hạn ngạch”, “ngược lại, đầu tư xây dựng nhà máy ở Campuchia có rất nhiều thuận lợi, thứ nhất quan hệ hai nước tốt, Campuchia dành cho doanh nghiệp nhiều chính sách ưu đãi; hai là Campuchia là nước lạc hậu, thế giới có nhiều ưu đãi cho Campuchia; ba là, khởi điểm phát triển kinh tế của Campuchia thấp, cơ hội phát triển sau này nhiều hơn.”Đây có thể cũng là một trong những lý do khiến đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam đang chuyển hướng sang một số nước khác trong khu vực.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ FDI CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM 3.1. Định hướng chiến lược thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Trong giai đoạn 2011-2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tích cực góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Thu hút vốn FDI trong giai đoạn đến năm 2020 phải được điều chỉnh theo hướng chuyển từ thiên về số lượng như trước đây, sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị. Có chính sách thu hút công ty đa quốc gia, có chính sách ưu đãi đối với các công ty đa quốc gia có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp trong nước về tiêu thụ, cung ứng sản phẩm để hình thành các cụm công nghiệp - dịch vụ.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung thể thế và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút, đào tạo kỹ năng cho người lao động. Quy định yêu cầu bắt buộc về chất lượng của các dự án FDI tùy theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Quy định về trình độ công nghệ dự án FDI cho từng ngành theo địa bàn đầu tư. Đối với các đô thị có mật độ công nghiệp cao, những địa bàn phát triển du lịch sinh thái sẽ hạn

chế tối đa thu hút FDI có hàm lượng công nghệ thấp, gây ô nhiễm ở mức độ nhất định và tỷ trọng gia công cao.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành cần tăng tỷ trọng đầu tư nước ngoài như đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp và nông thôn, điện, nước, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng; các ngành sản xuất có yếu tố hàm lượng công nghệ, đào lạo lao động và chuyển giao công nghệ, kỹ năng, hoạt động R&D. Hỗ trợ các hoạt động đầu tư có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu những mặt hạn chế, tiêu cực như nhập khẩu nhiều nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu; lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá, kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp để chuyển lợi nhuận về nước, không có đóng góp hoặc đóng góp rất thấp nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam. Không tiếp nhận hoặc hạn chế tối đa những dự án ĐTNN sử dụng công nghệ thấp, có khả năng tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, sinh thái.

Cú các chính sách, quy định về thuế, phí, đất đai, quản lý ngoại hối... để thu hút, khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, chế biến sử dụng đầu vào trong nước thay vì nhập khẩu, gia công, lắp ráp, chú trọng vào kinh doanh thương mại, nhất là tại thị trường nội địa. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào cỏc vựng khó khăn, vựng sõu, vựng xa.

Ban hành văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh và quản lý thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư trên cả nước; xây dựng Chiến lược xúc tiến đầu tư điều phối tổng thể các hoạt động xúc tiến ở bình diện quốc gia; xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn ĐTNN, cần có sự kết hợp chặt chẽ chính sách ĐTNN với các chính sách điều chỉnh ngành khác, bao gồm chính sách đầu tư chung, chính sách KCN theo hướng hình thành cụm công nghiệp có tính chuyên môn hóa và chính sách phát triển kinh tế vựng. Cỏc chính sách này cần xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận tổng thể quốc gia để tạo tín hiệu chung dẫn dắt FDI tới ngành, vùng cần khuyến khích phát triển; hạn chế các địa phương thu hút các ngành nghề như nhau, thiếu sự phối hợp và bổ sung cho nhau giữa các ngành dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan mà vẫn thiên lệch, thiếu chuyên môn hóa.

Rà soát và sửa đổi, bổ sung quy chế phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bảo đảm tính chủ động của các địa phương nhưng cần gắn với trách nhiệm giải trình, hoàn thiện hệ thống chế tài để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh của các Bộ, cơ quan Trung ương trong trường hợp cần thiết.

Trong giai đoạn 2011-2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tích cực góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

3.2. Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI của Trung Quốc tại Việt Nam

Trước hết là, nõng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Phải có nhận thức đúng đắn, rõ ràng và nhất quán đối với FDI nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng. Phải xác định rằng FDI là một bộ phận quan trọng trong nguồn vốn để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đồng thời cần xác định rằng FDI là cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn trong thời gian tới, khi nước ta thực hiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, và trong đó Trung Quốc là một đối tác đầy tiềm năng, có thực lực kinh tế mạnh, lại là đối tác có rất nhiều thuận lợi như láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng về cả kinh tế lẫn chính trị, xã hội, văn húa…Do đú nước ta cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của FDI nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng để có những chính sách thu hút hiệu quả, cụ thể là:

Một: cần chia sẻ những khó khăn của nhà đầu tư trực tiếp Trung Quốc, từ đó có nhữn biện pháp hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư vào Việt Nam để tạo niềm tin nơi các nhà đầu tư.

Hai: cần phải đổi mới tư duy kinh tế đồng bộ với tư duy chính trị, tư duy an ninh quốc phòng.

Ba: cần phải nhất quán quan điểm trong hoạch định chính sách để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Thứ hai là, xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ cần

tiếp tục chỉ đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư Trung Quốc, ngoài ra cần phải có biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI một cách hiệu quả để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Song song với đó, nhà nước cần thực hiện minh bạch hóa thụng tin,cụng bố rộng rãi, cụ thể những thay đổi trong chính sách, luật pháp đặc biệt là các chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vấn đề cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang là vấn đề bất cập ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư tại Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài. Cơ sở hạ tầng yếu kém, đường sá giao thông chưa thuận tiện nhanh chóng, tình trạng ách tắc, hệ thống cảng biển, sân bay chưa hiện đại, tình trạng thiếu điện, ô nhiễm môi trường đang gây ra các ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Chính phủ và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau từng bước giải quyết các vấn đề bất cập về phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Một trong những yếu tố hết sức quan trọng để thu hút đầu tư còn là phải xây dựng được môi trường đầu tư thụng thoỏng,cởi mở, tính minh bạch cao, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng mở rộng không gian phát triển cho nhà đầu tư..Ngoài ra ổn định môi trường chính trị xã hội cũng là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư do đó tạo điều kiện ổn định chính trị trong nước sẽ hạn chế mức độ rủi ro cho nhà đầu tư, thu hút nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu và đầu tư ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư : chính phủ cần nghiên cứu đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư, tổ chức khảo sát, xây dựng các mô hình cơ quan xúc tiến đầu

tư ở Trung ương và địa phương, đồng thời thực hiện xúc tiến hoat động ngoại giao với Trung Quốc.

Thứ ba là, nõng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau khi tạo dựng môi trường pháp lý và cơ chế chính

sách thông thoáng, hấp dẫn, một trong những vấn đề then chốt có tính quyết định đến thành công của việc thu hút FDI là hiệu quả quản lý của nhà nước đối với nguồn vốn này. Để thực hiện có hiệu quả cần có sự chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất và kiên quyết của Đảng, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài giữa Trung Ương và các địa phương trong tất cả cỏc khõu từ cấp phép đầu tư, quản lý các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện, chú trọng công tác cán bộ và đào tạo chuyên gia để tăng cường sự kiểm tra giám sát. Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động quản lý đi đúng mục đích và định hướng, nhà nước cần có những quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở cỏc khõu,cỏc cấp, bên cạnh đó cần có những quy định nhằm xử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.

Thứ tư là, cải thiện lực lượng lao động. Lực lượng lao động cũng

được coi là yếu tố then chốt đem lại sự thành công của dự án đầu tư, do đó để dự án đầu tư được thực hiện với hiệu quả cao cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục-đào tạo, nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao trình độ lao động đặc biệt là lao động tại những nơi trọng điểm thu hút FDI của Trung Quốc cho phù hợp với cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực của các nhà đầu tư Trung Quốc bằng cách tổ chức đào tạo công nhân lành nghề tại địa phương làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tăng cường đào tạo chuyên gia kỹ thuật, chuyờn viờn…tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp, kinh nghiệm cần thiết, xây

dựng cho người lao động tác phong lao động công nghiệp, giáo dục kỷ luật lao động…phự hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư.

Thứ năm là, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam.Thông qua các hoạt động khảo sát thị trường, cung cấp thông tin,

quảng bá về môi trường đầu tư ở Việt Nam cho phớa cỏc doanh nghiệp Trung Quốc. Như đã trình bày ở trên, khó khăn lớn nhất trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam là do các doanh nghiệp Trung Quốc còn chưa hiểu biết đầy đủ về môi trường đầu tư Việt Nam, trong khi đó hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện và không được cung cấp thông tin đầy đủ tới các doanh nghiệp đầu tư và Việt Nam gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Như vậy chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để nâng cao tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư vào Việt Nam, để cho các doanh nghiệp thấy Việt Nam là mảnh đất đầu tư đầy triển vọng, đó là biện pháp cần thiết nhất hiện nay để đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Thêm vào nữa, chúng ta cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung

Một phần của tài liệu FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w