Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ (Trang 27)

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào bài dạy lịch sử, tôi rút ra được cho bản thân rất nhiều những kinh nghiệm quý báu trong việc dạy – học lịch sử với việc vận dụng “một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử”: - Thứ nhất, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu mục tiêu của bài học lịch sử, từ đó biết được đâu là kiến thức trọng tâm mà học sinh cần khắc sâu để đưa ra được phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, không nên áp dụng cứng nhắc chỉ một phương pháp mà cần kết hợp hợp lý nhiều phương pháp dạy học trong cùng một bài học để tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên cần hướng học sinh đến phương pháp học mới, nhằm nâng cao khả năng tự học ở học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Thứ hai, tiết học sử có thời lượng rất ngắn (45’) nhưng lượng kiến thức thì tương đối nhiều, vì vậy khi áp dụng các biện pháp phát triển tư duy cho học sinh, giáo viên cần suy nghĩ để đưa ra những vấn đề tương đối, vừa sức với học sinh, tránh việc vì phải suy nghĩ, giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra mà học sinh phải tốn quá nhiều thời gian làm việc nhưng không đem lại hiệu quả cần thiết.

- Thứ ba, giáo viên cần có những gợi mở, định hướng giúp học sinh giải quyết được vấn đề, cần hướng dẫn các em đi đúng hướng, tìm hiểu đúng kiến thức yêu cầu, tránh việc

- Thứ năm, bên cạnh việc có một cách vào đề hấp dẫn tạo được hứng thú cho học sinh tìm hiểu, khám phá bài học thì trong quá trình dạy – học lịch sử, giáo viên cần phải biết áp dụng hợp lý đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, như thế có thể phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập lịch sử, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w