Mã khối là bộ mã hóa chia dòng thông tin thành những khối tin (message) có k bit. Mỗi tin được biểu diễn bằng một khối k thành phần nhị phân u = (u1,u2,..,uk), u được gọi là vecto thông tin. Có tổng cộng 2k
vecto thông tin khác nhau. Bộ mã hóa sẽ chuyển vecto thông tin u thành một bộ n thành phần v = (v1,v2,...,vn) được gọi là từ mã. Như vậy ứng với 2k
vecto thông tin sẽ có 2k từ mã khác nhau. Tập hợp 2k từ mã có chiều dài n được gọi là một mã khối (n,k). Tỉ số R = k/n được gọi là tỉ số mã, R chính là số bit thông
tin đưa vào bộ giải mã trên số bit được truyền. Do n bit chỉ phụ thuộc vào k bit thông tin vào, bộ giải mã không cần nhớ và có thể được thực hiện bằng mạch logic tổ hợp. Mã vòng là một tập con của mã khối tuyến tính.
Mã vòng là phương pháp mã hóa cho phép kiểm tra độ dư vòng (CRC – Cyclic Redundance Check) và chỉ thị chất lượng khung ở các khung bản tin đã phát. Mã vòng là một tập con của mã khối tuyến tính.
Mã hóa mã vòng (n,k) dạng hệ thống gồm ba bước : Bước 1: Nhân đa thức thông tin u(x) với xn-k
.
Bước 2: Chia xn-k.u(x) cho đa thức sinh g(x), ta được phần dư b(x).
Bước 3: Kết hợp phần dư với tích trên ta được đa thức từ mã c(x) = b(x) + xn-k
Tất cả ba bước này được thực hiện bằng mạch chia với thanh ghi dịch (n-k) tầng có hàm hồi tiếp tương ứng với đa thức sinh g(x).
Trong hệ thống W-CDMA, các đa thức sinh có thể được sử dụng là: gCRC24(x) = x24 + x23 + x6 + x5 + x + 1 và gCRC16(x) = x16 + x12 + x5 + 1 gCRC12(x) = x12 + x11 + x3 + x2 + x +1 và gCRC8(x) = x8 + x7 + x4 + x3 + x + 1