Từ kết quả nghiên cứu đạt được trên đây, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
Một là đối với sách giáo khoa: nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới nhưng đối các bộ môn có nội dung liên quan mà trùng lặp cần phải lược bớt. Nội dung sách giáo khoa lịch sử còn khô khan, nặng về trình bày kiến thức. Vì vậy, theo chúng tôi cần bổ sung các bài đọc thêm trong SGK để làm phong phú nội dung bài học. Đó là nguồn kiến thức giúp học sinh hiểu bài và gây hứng thú học tập cho các em.
Chương trình sách giáo khoa nên có tài liệu tham khảo, có kiến thức các môn vệ tinh để sách giáo khoa thực sự phong phú, hấp dẫn đối với học sinh. Ví dụ: trong sách giáo khoa cần có đầy đủ lược đồ cần thiết, trên cơ sở phân tích hoàn cảnh địa lí giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân, diễn biến của các cuộc khởi nghĩa, của các chiến dịch. Hoặc đối với các văn kiện lịch sử quan trọng cần trích dẫn để các em tham khảo.
Hai là đối với cấp quản lí: để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, các cấp quản lí cũng cần quan tâm hơn nữa: trang bị đầy đủ phương tiện dạy học, có phòng học bộ môn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học. Cần có thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên cách sử dụng kiến thức liên môn trong chương trình giảng dạy lịch sử.
Ba là đối với giáo viên: cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các môn học có liên quan đến lịch sử để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn phù hợp với học sinh; phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay, hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Cẩm Mỹ, ngày 26 tháng 05 năm 2015 Người hiện SKKN
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quang Hùng - Minh Nguyệt (2007), Từ điển Tiếng Việt - NXB Hà Nội- Năm 2007.
2. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
3. Kinh nghiệm giảng dạy theo chủ đề gây hứng thú học tập lịch sử. NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập 1,2. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Bùi Qúi Lộ, Vũ Thị Hiền (1993), Vấn đề quan hệ giữa lịch sử và địa lí trong chương trình giảng dạy môn lịch sử, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), NXB chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội.
7. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục (2001).
8. Nguyễn Văn Khoa, Phạm Hồng Việt - Hiểu thêm lịch sử qua các hồi ký, tùy bút, NXB Giáo dục Hà Nội (1997).
9. Thơ Văn Cách Mạng (1930-1945), NXB giáo dục, Hà Nội (1964).
10. Hợp tuyển thơ văn yêu nước, thơ văn cách mạng (1913-1945), NXBVH (1980).
11. CácMác - F.Ăngghen, Tuyển tập, tập 1. NXBST - Hà Nội (1962).
VII. PHỤ LỤC
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………...………1
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN…………...………2
1.Cơ sở lý luận…………...……….2
1.1.Khái niệm vềtư duy………...………...2
1.2.Khái niệm về sáng tạo………...………..3
2.Cơ sở thực tiễn………...………..4
III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY,SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở MÔN LỊCHSỬ………...……5
1.Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học lịch sử………...…..5
2.Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử…...……9
B.Tích hợp tài liệu Địa lí trong dạy học lịch sử………...…18
1.Sử dụng bản đồ tích hợp kiến thức Địa lí để luận giải nội dung lịch sử………...….19
2.Sử dụng kiến thức Địa lí giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử………...….20
3 .Sử dụng kiến thức Địa lí giúp học sinh hiểu rõ quan điểm lịch sử………. ………...…..21
4. Sử dụng kiến thức Địa lí giúp học sinh hiểu rõ diễn biến sự kiện lịch sử………...22
5. Sử dụng kiến thức Địa lí trong dạy học lịch sử ở thực địa……...…24
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI………...…….25
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ………...….28