4.1. Kết luận
a) Báo cáo đã nêu lên được bối cảnh kinh tế - xã hôi trước khi hình thành hai chiến lược:
Chiến lược BVMTQG đến năm 2010 định hướng 2020
- Trong giai đoạn này kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Quá trình tăng tưởng kinh tế còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nên đã gây sức ép rất lớn lên môi trường.
- Ngành dịch vụ du lịch phát triển đã gây ảnh hưởng tính đa dạng sinh học, làm đảo lộn cuộc sống, phá hủy nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã.
Chiến lược BVMTQG đến năm 2020 định hướng 2030
- Sau những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, nước ta đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
- Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập.
b) Báo cáo đã so sánh được quan điểm, định hướng, mục tiêu và nội dung. Cho thấy sự thay đổi về chủ trương qua hai chiến lược. Đánh giá trên công cụ: công cụ ra lệnh kiểm soát, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông.
4.2.Kiến nghị
Các chiến lược khi được thông qua đã chưa đến được người dân một các triệt để, các thông tin còn chưa rõ ràng. Vì vậy cần có kênh thông tin hợp lý để người dân hiểu được và tham gia đóng góp ý kiến cho chiến lược vì chính họ là người trực tiếp sống và ảnh hưởng bởi môi trường. Hơn thế nữa, các báo cáo, thống kê cần được minh bạch để người dân có thể biết được những diễn biến của chính sách và phương hướng điều chỉnh của Nhà nước.
Cần nghiên cứu các vấn đề môi trường của từng địa phương cụ thể nhằm đưa ra các mục tiêu cụ thể, các định hướng cụ thể trong việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
Các chiến lược cần được bàn bạc với sự tham gia của người dân, các chuyên gia, các nhà hoạch định, các tổ chức giám sát quốc tế để có thể đưa ra những tầm nhìn phù hợp với thời đại và gốp phần cải thiện môi trường.