Các quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2014 (Trang 26)

Nhật Bản: Để ngăn chặn suy giảm kinh tế, Nhật đã tiếp tục duy trì các mức lãi suất thấp 0-0,1% nhằm đạt lạm phát mục tiêu 2%. Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản đã giữ nguyên quy mô mức tăng lƣợng tiền cơ sở mỗi năm 60-70 nghìn tỷ yên (tƣơng đƣơng 584,5 tỷ USD) thông qua việc mua trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, sau khi tăng trƣởng quý III/2014 tiếp tục âm, Nhật Bản đã nâng quy mô của gói QE này lên 80 nghìn tỷ yên (công bố ngày 31/10/2014). Ngoài ra, Nhật Bản đã ra nghị quyết về gói kích thích khẩn cấp trị giá 3.500 tỷ USD để thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng nhanh hơn. Toàn bộ khoản kinh phí này đƣợc lấy từ khoản tăng thu từ thuế và Chính phủ Nhật bản cho biết, sẽ không phát hành thêm công trái, nguồn kinh phí sẽ đƣợc tính vào ngân sách bổ sung tài khóa năm 2014.

Trong khi đó, một số nƣớc có mức tăng trƣởng ổn định trở lại đã bắt đầu thắt chặt tiền tệ nhƣ Mỹ đã thông qua việc dừng gói QE3 và nâng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát nhƣ Indonesia, Philippines, New Zealand, Colombia… hoặc để giữ ổn định giá trị đồng tiền nhƣ Nga.

Mỹ: Gói QE3 đã chính thức kết thúc theo tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và có hiệu lực từ 1/11/2014. Hiện nay, Mỹ vẫn giữ nguyên mức lãi suất điều hành ở mức 0,25%. Tuy nhiên, lãi suất có thể sẽ tăng trong năm 2015 do nền kinh tế Mỹ đã tăng trƣởng ổn định trở lại. Việc Mỹ chấm dứt QE sau một thời gian cắt giảm có lộ trình nhƣ dự báo đã không gây ra cú sốc cho thị trƣờng tài chính quốc tế; lãi suất trái phiếu

27

chính phủ có xu hƣớng tăng; kinh tế Mỹ tiếp tục có dấu hiệu phục hồi; đồng USD tiếp tục tăng giá so với hầu hết các đồng tiền; tỷ lệ lạm phát ổn định duy trì ở mức 1,7% (gần mức lạm phát mục tiêu 2%), thất nghiệp ổn định.

Nga: Ngân hàng Trung ƣơng liên tiếp hai lần tăng lãi suất điều hành nhằm đối phó với việc đồng rúp mất giá từ mức 9,5% lên mức 10,5% (có hiệu lực từ 11/12) và lên mức 17% (có hiệu lực từ 15/12/2014). Ngoài ra, để hỗ trợ đồng rúp, Ngân hàng Trung ƣơng Nga tuyên bố sẽ nới lỏng các quy định cho phép các ngân hàng thƣơng mại tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia; kiểm soát vốn phi chính thức. Ngân hàng Trung ƣơng Nga không ngoại trừ khả năng hạn chế biên độ giao dịch ngoại tệ. Sau tác động của Ngân hàng Trung ƣơng Nga, đồng rúp Nga đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Theo Bộ trƣởng tài chính Nga, khủng hoảng tiền tệ của nƣớc này đã qua, hiện nay tỷ giá đồng rúp khoảng 52 rúp/USD.

Thụy Sỹ: Mới đây, Thụy Sỹ đã công bố lãi suất tiền gửi ở mức âm, giảm từ mức 0% xuống mức – 0,25%, đây là mức giảm lần đầu tiên kể từ thời điểm tháng 08/2011, để giảm bớt tính hấp dẫn của đồng franc Thụy Sỹ nhƣ là một đồng tiền “thiên đƣờng an toàn” trong bối cảnh kinh tế châu Âu cũng đang rất ảm đạm và đang đứng trên bờ vực rơi vào suy thoái buộc ECB có thể phải tiếp tục nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Trung ƣơng Thụy Sỹ đã ấn định mức lãi suất -0,25% đối với các tài khoản tiền gửi bằng tiền mặt của các ngân hàng thƣơng mại bắt đầu có hiệu lực từ 22/01/2015, với mục tiêu đƣa lãi suất vay liên ngân hàng dao động trong khoảng - 0,75% tới 0,25%. Mức lãi suất âm sẽ áp dụng đối với phần số dƣ tài khoản của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Trung ƣơng vƣợt ngƣỡng 10 triệu franc Thụy Sỹ. Ngoài ra, Thụy Sỹ đã quyết định thả nổi đồng tiền sau hơn 3 năm cố định tỷ giá so với đồng Euro ở mức 1,2 franc.

Nhằm kiểm soát lạm phát, sau quyết định tăng giá xăng dầu, trong ngày 18/11/2014, Indonesia đã quyết định tăng lãi suất chính sách từ mức 7,5% lên 7,75%, điều chỉnh lãi suất cho vay lên 8% nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao.

Các nƣớc khác nhƣ New Zealand tiếp tục nâng lãi suất điều hành từ mức 3% lên mức 3,5% (có hiệu lực từ 23/07/2014); Colombia tăng lãi suất từ mức 4% lên mức 4,25% (có hiệu lực từ 31/07/2014).

28

Nhƣ vậy, nhằm mục đích kiểm soát lạm phát, một số nƣớc đã nâng lãi suất và bắt đầu thắt chặt tiền tệ. Mỹ đã chính thức dừng gói QE3 của Mỹ từ ngày 1/11/2014 theo tuyên bố của FED do nền kinh tế Mỹ đã tăng trƣởng trở lại. Các chuyên gia dự báo, trong năm 2015, khi lạm phát đạt ngƣỡng mục tiêu, Mỹ có thể nâng mức lãi suất điều hành. Do vậy, việc tăng lãi suất bằng đồng USD và lãi suất các đồng tiền khác có thể ảnh hƣởng đến lãi suất VND trong ngắn hạn

29

Bảng 2:Tỷ lệ lạm phát tại một số nước theo tháng năm 2014 (% so với cùng kỳ năm trước)

30

Chƣơng IV. ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2015

Mục tiêu, định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và nhiệm vụ của ngành NH

- Mục tiêu: trên cơ sở kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 và để đạt đƣợc các mục tiêu do Quốc hội đề ra năm 2015, NHNN đã xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 nhƣ sau: “Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng.”

- Nhiệm vụ cụ thể của ngành NH năm 2015

Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm soát lƣợng tiền cung ứng phù hợp với định hƣớng điều hành tổng phƣơng tiện thanh toán tăng khoản 16-18%.

Điều hành chính sách tín dụng theo phƣơng châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, kiểm soát tăng trƣởng tín dụng năm 2015 khoảng từ 13-15%. Tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực SXKD góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng, đảm bảo phù hợp với các quy định tại Luật các TCTD và yêu cầu thực tế.

Nâng cao chất lƣợng thống kê, dự báo phục vụ cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ.

Làm tốt công tác truyền thông, đƣa thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp điều hành chính sách tiền tê và hoạt động ngân hàng.

a. Diễn biến tình hình CSTT 6 tháng 2015 và dự báo 2015:

- Tính đến 15/6/2015, tín dụng tăng trƣởng 5,78% so với cuối năm 2014 tăng 18,98% so với cùng kì năm 2014. Tổng phƣơng tiện thanh toán tăng 2,09% so với đầu năm (cùng kì năm trƣớc tăng 3,59%).

- Đầu năm 2015, trƣớc diễn biến tăng giá của đồng đô la Mỹ trên toàn cầu, tỉ giá đã đƣợc điều chỉnh tăng thêm 1%, đƣa tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng từ 21.246 VND/USD lên mức 21.458 VND/USD. Đến tháng 5/2015 một lần nữa áp lực khiến tỷ giá đƣợc nới thêm 1%, hết biên độ định hƣớng 2% trong năm 2015. Áp lực về tỷ giá hiện tại không còn cao nữa nhƣng trong 6 tháng cuối năm vẫn còn nhiều điều khó lƣờng. Tuy Thống đốc Nguyễn Văn Bình cam kết từ đây đến cuối năm sẽ không tăng tỷ giá nhƣng các tổ chức nƣớc ngoài đều đƣa ra nhận định sẽ tiếp tục còn một đợt tăng tỷ giá

31 nữa.

- Thị trƣờng vàng diễn biến ổn định, biến động của giá vàng không còn tác động đến thị trƣờng ngoại tệ và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

- Lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn duy trì ổn định so với cuối năm 2014. Lãi suất cho vay VND dành cho 5 lĩnh vực ƣu tiên phổ biến ở mức 7%/năm đối với kỳ hạn ngắn; lãi suất cho vay dành cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phổ biến ở mức 7- 9%/năm đối với kỳ hạn ngắn, 9,5-11%/năm đối với trung dài hạn

- Dự báo cả năm 2015, chính sách tiền tệ có nhiều khả năng hoàn thành mục tiêu cả năm với điều kiện kinh tế thế giới không có biến động lớn, các chính sách kinh tế có liên quan đƣợc triển khai tích cực và hiệu quả đồng thời công tác điều hành tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế trong, ngoài nƣớc và quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

b. Bảy giải pháp lớn 2015 hỗ trợ điều hành CSTT

Bƣớc sang năm 2015, kinh tế thế giới đƣợc dự báo tiếp tục đà phục hồi nhƣng chƣa bền vững, biến động khó lƣờng của giá dầu thế giới, tăng trƣởng kinh tế chậm lại của một số nền kinh tế lớn, khả năng điều chỉnh lãi suất của Mỹ... Tình hình kinh tế trong nƣớc tiếp tục ổn định, nhƣng còn tiếp tục phải xử lý các vấn đề dài hạn nhƣ tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, lạm phát trong nƣớc vẫn có những diễn biến không thể chủ quan...

Trên cơ sở các mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra, năm 2015, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu (dƣới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), bảo đảm thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm, hỗ trợ thị trƣờng tài chính trong huy động vốn cho đầu tƣ phát triển. Định hƣớng tổng phƣơng tiện thanh toán tăng khoảng 16 - 18%, tín dụng tăng khoảng 13 - 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; ổn định tỷ giá (mức điều chỉnh không quá 2%), thị trƣờng ngoại tệ, thị trƣờng vàng.

32

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nói trên, NHNN sẽ tập trung thực hiện các biện pháp lớn.

Thứ nhất, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trƣờng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phƣơng tiện thanh toán, tăng trƣởng tín dụng theo định hƣớng đề ra, trong đó điều hành nghiệp vụ thị trƣờng mở linh hoạt phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD và mục tiêu của chính sách tiền tệ; tiếp tục thực hiện cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chƣơng trình đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ giải quyết nợ xấu; điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và ổn định thị trƣờng tiền tệ; điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, hợp lý, có tác động dẫn dắt thị trƣờng, đảm bảo giá trị đồng Việt Nam và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc.

Thứ hai, điều hành tín dụng linh hoạt theo phƣơng châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lƣợng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng; định hƣớng tăng trƣởng tín dụng năm 2015 khoảng từ 13 - 15%, gắn với việc thực hiện chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để đáp ứng vốn cho nền kinh tế, phù hợp với khả năng huy động vốn của TCTD, kiểm soát chất lƣợng tín dụng và nợ xấu. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả; tác động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng ƣu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao.

Về chính sách cho vay ngoại tệ, NHNN thực hiện chính sách cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo phù hợp với chủ trƣơng của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và thị trƣờng ngoại tệ, hỗ trợ cho các DN xuất khẩu, DN có nguồn thu ngoại tệ thực hiện đến hết năm 2015.

Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chƣơng trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực nhƣ hỗ trợ vốn kịp thời cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chƣơng trình cho vay đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản

33

phẩm nông nghiệp; chính sách tín dụng phục vụ đánh bắt xa bờ; cho vay đối với chăn nuôi và thủy sản; tín dụng đối với ngƣời nuôi tôm và cá tra; tín dụng phục vụ kinh doanh, xuất khẩu, tạm trữ lúa gạo; giảm tổn thất sau thu hoạch đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chính sách tái canh cây cà phê; đẩy mạnh triển khai chƣơng trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ; chƣơng trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN; khuyến khích DN tham gia vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn...

Thứ ba, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả cao thị trƣờng ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc và ngày càng thu hẹp mức độ đô la hóa trong nền kinh tế, nâng cao vị thế của VND trong tƣơng quan, lợi thế với các loại ngoại tệ khác.

Thứ tư, phát huy những kết quả đã đạt đƣợc trong quản lý và ổn định thị trƣờng vàng, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh việc triển khai đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ.

Thứ năm, nâng cao chất lƣợng thống kê, dự báo phục vụ cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ; trong đó phối hợp có hiệu quả với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng trong nghiên cứu, đề xuất, triển khai, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách kinh tế vĩ mô theo Quy chế số 9087/BKHĐT-NHNN-BTC-BCT ngày 02/12/2014 về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

Thứ sáu, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trƣờng tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các TCTD.

Thứ bảy, làm tốt công tác truyền thông, đƣa thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm định hƣớng thị trƣờng, tạo sự đồng thuận của xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành và tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các giải pháp ổn định thị trƣờng của NHNN.

34

KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, qua sự phân tích và bình luận CSTT của NHNN trong thời gian gần đây, chúng ta nhận ra vai trò rất lớn của CSTT trong nền kinh tế. Để xét CSTT tốt hay chƣa tốt đôi khi phải xét ở góc độ toàn xã hội chứ không chỉ ở góc độ các doanh nghiệp và NHTM. Vì CSTT chỉ có thể đạt đƣợc mục tiêu trong dài hạn nên chắc chắn rằng những CSTT trong ngắn hạn sẽ không thể nào đáp ứng đƣợc tất cả các mục tiêu và làm thỏa mãn nhu cầu của các NHTM cũng nhƣ toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, những phản ứng kịp thời

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2014 (Trang 26)