3. Từ phía nhà nước.
LÝ KINH TẾ.
sung thêm các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, các tiêu chí để đánh giá công tác đào tạo....Qua đó cũng làm cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế phù hợp hơn với tình hình hiện nay của nước ta. Bên cạnh các văn bản pháp quy thì còn phải xây dựng cho hệ thống này một đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra và đánh giá có tính chuyên nghiệp cao, đạo đức tốt để đảm bảo được tính khoa học, tính chính xác và công minh trong công tác kiểm tra và đánh giá. Nhiệm vụ của hệ thống này là:
- Phải thường xuyên thu thập thông tin phản hồi về quá trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế nhằm đưa ra được những quyết định và điều chỉnh kịp thời cho việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế.
- Các cơ quan có chức năng kiểm tra đánh giá phải thực hiện việc này một cách thường xuyên, khoa học và nghiêm túc để theo dõi xem nội dung, chương trình của công tác đào tạo có được thực hiện đúng hay không, mục tiêu của việc đào tạo và bồi dưỡng có thể đạt đến được hay không để từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế.
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế theo hướng ngày càng cao hơn và khắt khe hơn.
- Việc kiểm tra và đánh giá phải được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo: từ công tác lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế của các cơ quan có nhu cầu cho đến việc thực hiện của các cơ quan đó, của bản thân các cá nhân được chọn đi đào tạo và bồi dưỡng và việc tổ chức đào tạo của các cơ sở đào tạo.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng công tác kiểm tra và đánh giá. Bản thân hệ thống này cũng phải chú trọng tới việc đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ của mình về cả chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức để công tác kiểm tra, đanh giá được thực hiện tốt.
II. TỪ PHÍA CÁC CƠ SỞ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN
LÝ KINH TẾ.
Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, không chỉ cần sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ quản lý kinh tế mà vai trò của các cơ sở thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng cũng rất quan trọng. Các cơ sở này cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế:
Tăng cường và phát triển đội ngũ giảng viên của mình về cả số lượng và chất lượng vì lực lượng này là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định tới chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Đây là một việc làm rất cần thiết để góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Người ta vẫn coi đội ngũ thầy giáo như là cái máy cái-sản phẩm làm ra tốt hay xấu phụ thuộc vào cái máy cái tốt hay xấu. Để có đội ngũ giảng viên thực sự giỏi, các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cần phải có một hệ thống chính sách thật thoả đáng đối với họ để khuyến khích họ không ngừng nâng cao trình độ của mình:
- Các cơ sở đào tạo phải tổ chức xây dựng một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, say mê nghề nghiệp. Thường xuyên bồi dưỡng cho họ một cách toàn diện về cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Các cơ sở đó cũng phải thường xuyên cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có cơ hội đi tham quan, khảo sát ở nước ngoài, tham gia vào các hội nghị quốc tế bàn về quản lý kinh tế ở trong và ngoài nước, xâm nhập vào thực tế hoạt động của các doanh nghiệp ở trong nước...Điều đó không chỉ làm nâng cao năng lực của họ trong công tác giảng dạy, nâng cao hiệu quả giảng dạy chung mà còn tác động tới tầm nhìn và nét văn hoá của họ.
- Các cơ sở cần đưa ra chính sách khen thưởng hợp lý trong khả năng của mình để động viên những người giáo viên, làm cho tích cực hơn nữa trong công việc và trong học tập. Họ có thể xây dựng một quỹ đào tạo hay chương trình học bổng để đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên cho cơ sở của mình.
Việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có yếu tố cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, vì vậy nâng mức đầu tư cho các cơ sở đào tạo để hiện đại hoá các các phương tiện giảng dạy cũng cần được các cơ quan, đơn vị và các cơ sở đào tạo chú trọng đến.
- Các cơ sở đào tạo phải xây dựng các dự án đầu tư hợp lý vào cơ sở của mình để trình Chính phủ cho phép đầu tư; tiến hành triển khai các dự án đầu tư của Nhà nước vào các cơ sở đó một cách nhanh chóng và hiệu quả, bảo đảm nâng cấp kịp thời cơ sở cật chất đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất ngày càng tăng lên.
- Các cơ sở này cần chú trọng đầu tư và nâng cấp hệ thống thư viện như trang bị thêm các trang thiết bị mới và hiện đại phục vụ cho việc tra cứu, tìm tin của các học viên được thuận lợi hơn; đồng thời điều đó cũng giúp cho việc quản lý sách của thư viện được thuận lợi hơn và hiệu quả làm việc của hệ thống thư viện tăng lên, điều đó làm tiết kiệm thời gian của cả các học viên trong việc mượn và trả sách. Bên cạnh việc hiện đại hoá hệ thống thư viện thì các cơ sở này cũng cần phải thường xuyên bổ sung các loại sách mới phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của cả giảng viên và học viên nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức mới nhất về tình hình kinh tế thế giới và những kiến thức mới, hiện đại về hoạt động quản lý kinh tế.
- Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cũng phải nghiên cứu đầu tư và tạo nguồn kinh phí để hỗ trợ thêm cho việc thực hiện các dự án đầu tư đó, nguồn kinh phí này có thể được huy động từ ngân sách Nhà nước, từ trong dân, hay nguồn vốn ODA, cũng có thể huy động từ sự đóng góp của các đoàn thể và các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế, tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, của các cá nhân trong và ngoài nước.
- Trong kế hoạch đầu tư của mình, các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế phải đặc biệt chú trọng đầu tư làm hoàn thiện hệ thống giáo trình, xây dựng hệ thống giáo trình đảm bảo tính thống nhất và khoa học, sát hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam và hiện đại. Muốn vậy các cơ sở đào tạo cũng phải đưa ra các chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm tập hợp những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong mỗi lĩnh vực, nội dung cần đào tạo để xây dựng tài liệu học tập và giảng dạy cho lĩnh vực đó trong cơ sở đào tạo của mình.
Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, vấn đề hợp tác quốc tế là rất cần thiết. Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cũng cần có những phương hướng và biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác quốc tế về mọi mặt trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu những kinh nghiệm về quản lý kinh tế, mở rộng tầm nhìn và nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho các cán bộ quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và đào tạo được những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
- Các cơ sở đào tạo cần có sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế trong cả dài hạn và ngắn hạn một cách chi tiết và trong điều kiện cho phép; nó có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: cử cán bộ ra nước ngoài học, mời các chuyên gia nước ngoài về dạy ở trong nước, tổ chức các buổi toạ đàm về lĩnh vực quản lý kinh tế giữa các cán bộ của ta với các chuyên gia nước ngoài.
- Chúng ta phải tìm các biện pháp nhằm thu hút sự đầu tư tài trợ của các tổ chức quốc tế, của chính phủ các nước vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế nhằm giúp Việt Nam phát triển hơn nữa, xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có chất lượng cao.
Cuối cùng, các cơ sở đào tạo phải tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Đây cũng là một giải pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Việc tiến hành đổi mới phải dựa trên cơ sở chuyển trọng tâm từ đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý thuyết sang nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý trong thực tế, gắn lý luận với thực tế, học đi đôi với hành, bảo đảm hiệu quả và thiết thực. Nội dung đào tạo phải có sự kết hợp giữa cung cấp kiến thức toàn diện về công tác quản
lý kinh tế và có trọng điểm đối với từng vị trí công tác của cán bộ quản lý kinh tế; tập trung đào tạo những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế vĩ mô, quản lý thị trường...và những kiến thức bổ trợ quan trọng như tin học, ngoại ngữ...Những việc cụ thể cần phải làm để đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế hiện nay là:
- Thực hiện tăng cường nội dung kiến thức chính trị, pháp luật và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; các kiến thức về kinh tế và quản lý kinh tế nói chung...làm cho các cán bộ quản lý kinh tế có sự nhận thức đúng đắn về bản chất của nhà nước ta, về vai trò của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Đồng thời qua đó cũng giúp họ mở rộng các kiến thức về quản lý kinh tế, kỹ năng và nghiệp vụ quản lý kinh tế.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế theo phương châm “ giảng viên chủ đạo, học viên chủ động”. Trong lớp học, giảng viên phải luôn là người tạo ra nhu cầu học tập cho học viên, gợi mở cho học viên thấy những cái hay, cái thú vị của những vấn đề mà họ đang nghiên cứu; kích thích sự hứng thú tiếp nhận kiến thức và khả năng sáng tạo, tư duy của học viên. Để làm được những việc như vậy, giảng viên phải luôn kiểm soát được học viên và gắn kết được họ và các khâu học tập, luôn đưa ra những tình huống thực tế để thảo luận và phát huy dân chủ trong thảo luận. Còn học viên phải luôn chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo trong học tập, hào hứng tiếp thu những kiến thức khoa học và vận dụng vào trong thực tiễn, hoàn thành công việc bằng chính sức lực của mình.
- Tiến hành đa dạng hoá các hình thức đào tạo trong cả ngắn hạn và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ vừa có thể đi làm, vừa có thể đi học. Đó là các hình thức như: Đào tạo chính qui hệ tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo không chính quy, đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn để tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; thực tập để đề bạt lên chức vụ cao hơn... - Giảng viên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong một giờ lên lớp, nhất là các
phương pháp nhằm huy động sự tham gia tích cực của học viên, khai thác tối đa các phương tiện, thiết bị được đầu tư.
III. TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC.
Trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế thì vai trò định hướng của nhà nước cũng rất quan trọng. Để có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, trước tiên Nhà Nước phải định hướng và xây dựng kế hoạch tổ chức sắp xếp, bố trí lại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế sao cho giữa các cơ sở này có sự phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế; đồng thời cũng phải bảo đảm sự cân đối giữa các vùng, miền. Từ
đó sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng. Việc sắp xếp các cơ sở này phải được thực hiện theo hướng gọn nhẹ, tập trung, có sự quản lý chặt chế từ cơ sở tới trung ương. Nhà nước và các bộ ngành có liên quan phải thực hiện việc thu gọn các đầu mối đào tạo của các cơ quan, đơn vị có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý kinh tế để dễ cho việc quản lý và xây dựng kế hoạch sắp xếp các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng. Muốn việc sắp xếp, bố trí lại các cơ sở đào tạo được thực hiện tốt thì các cơ quan chức năng cần phải khẩn trương tiến hành các công việc sau:
- Nhà nước phải tiến hành rà soát lại một cách toàn diện về điều kiện, khả năng của từng cơ sở đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng tới các vấn đề: Mặt bằng của các cơ sở, hệ thống phòng học và các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy, đội ngũ giáo viên...Trên cơ sở đó có thể tìm ra được những điểm yếu, điểm mạnh của từng cơ sở và có hướng xử lý sao cho hợp lý.
- Tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế của từng cơ sở, từ đó xây dựng được kế hoạch sắp xếp cho phù hợp với tình hình hiện nay.
- Đồng thời cũng cần phải đưa ra các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cho một trường tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế như: diện tích mặt bằng, số lượng phòng học, trang thiết bị giảng dạy, số lượng sinh viên trong một lớp... thì việc đào tạo mới đạt được hiệu quả cao. Qua đó có thể loại được những cơ sở đào tạo và bồi dưỡng không đủ điều kiện đào tạo và bồi dưỡng, có kế hoạch sáp nhập các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nhỏ khiến cho chúng có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn đối với việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế.
Nhà nước cần xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ giảng viên thông qua chính sách tiền lương và trả tiền thâm niên. Tăng hệ số lương và mức phụ cấp cho đội ngũ giáo viên nói chung và các giáo viên thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế