DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành Hóa Đại Cương (Trang 26)

- 1 bộ Microkjeldahl

- 1 bình Kjeldahl, giá đỡ bình - 1 bếp điện, 1 lưới amiang - 1 bếp đun bình cầu

- 1 burette 25ml, 1 giá đỡ burette - 1 pipet 10ml - 3 erlen 250ml - 1 erlen 100ml - 1 bình định mức 100ml. - 1 becher 250ml. - 1 bóp cao su

- 1 phễu thủy tinh nhỏ

III. HÓA CHẤT.

- Mẫu thực phẩm: nước mắm - Dung dịch H2SO4 đậm đặc

- Dung dịch phenolphtalein 1% trong etanol 60%

- Dung dịch H2SO4 0,1N. - Dung dịch NaOH 30%.

TH phân tích thực phẩm GVHD: Huỳnh Thái Nguyên

- Hổn hợp xc tc : CuSO4 : K2SO4 tỷ lệ 1:1

- Chỉ thị MR 1%:

IV. THỰC HÀNH.

1. Vô cơ hóa mẫu:

- Cân khoảng 5gam nước mắm cho vào bình Kjeldahl với 20ml H2SO4 đậm đặc và khoảng 2g hổn hợp chất xúc tác. Đậy bình bằng phễu nhỏ.

- Để nghiêng bình Kjeldahl 450 trên bếp điện đun từ từ cho đến khi nhiệt độ của quá trình phân giãi đạt nhiệt độ 4000C ( quá trình có thể thực hiện trên bếp điện dây Ma-xo hay có thể bằng bộ phân giải chuyên dùng) . Đun sôi cho đến khi dung dịch trong suốt có màu xanh lơ của CuSO4, để nguội.

3. Chưng cất:

- Chuẩn bị bình hứng: hút 50 ml H2SO4 0.1N cho vào erlen 100ml. Cho thêm 2 giọt chỉ thị MR vào bình. Lắp erlen vào dưới ống sinh hàn sao cho đầu ống sinh hàn ngập vào trong dung dịch.

- Chuẩn bị dịch chưng cất: Chuyển dung dịch đã vô cơ hóa trong bình Kjeldanhl vào bình chưng cất của máy cất đạm, tráng nhiều lần dung dịch phân giãi bằng nước cất rồi chuyển vào bình chưng cất, thêm 5 giọt chỉ thị phenolphtalein 1%. Trung hòa dung dịch trong bình chưng cất bằng NaOH 30% ( Phải trung hòa từ từ vì đây là phản ứng giữa axit mạnh và baz mạnh ở nồng độ đậm đặc nên xãy ra rất mạnh) cho đến khi dung dịch trong bình chuyển màu hồng ( có thể nhận biết bằng sự xuất hiện của kết tủa đồng có màu xanh đen ) . Sau đó cho thêm 2ml dung dịch NaOH 30% và khóa phễu lại. Cho vào một ít nước cất lên phễu để kiểm tra độ kín của thiết bị.

- Chưng cất:

Cho 800ml nước cất vào bình đun. Mở nước của ống sinh hàn. Chưng cất liên tục 40 phút kể từ khi bình bắt đầu sôi. Hạ bình hứng. Rửa sạch đầu ống sinh hàn bằng nước cất. Đặt giấy pH sát miệng ống sinh hàn. Nếu giấy pH không đổi màu thì quá trình chưng cất đã hoàn

TH phân tích thực phẩm GVHD: Huỳnh Thái Nguyên

tất. ( Trong suốt quá trình chưng cất thì màu của bình hứng NH3 phải không đổi màu , nếu chuyển màu qua màu xanh dương có nghĩa là lượng axit dùng hấp phụ thiếu, lúc đó phải làm lại và tăng lượng axit hấp phụ lên ví dụ là 50ml)

Định lượng H2SO4 dư trong bình hứng bằng dung dịch NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt.

4. Tính kết quả:

- Hàm lượng nitơ toàn phần tính bằng công thức:

Nitơ toàn phần (%) = bd m V N V N ) 100 ( 014 . 0 × 1 1− 2 2 × Trong đó

+ V1: số ml H2SO4 0,1N cho vào bình hứng để kết hợp với NH3.

+ N1 : nồng độ đương lượng của dung dịch H2SO4 cho vào bình hứng (=0,1N)

+ V2: số ml NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ H2SO4 thừa.

+ N2 : nồng độ đương lượng của dung dịch NaOH dùng để chuẩn độ (=0,1N)

+ V : thể tích mẫu thử tính bằng ml. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 100 : quy đổi về %

+ 0.014 : khối lượng của một mdlg N

Hàm lượng protein thô (%) = nitơ tòan phần x 6,25 + 6,25 là hệ số qui đổi từ %N sang protein ứng với mẫu là nước mắm, thịt ,cá... + Nếu mẫu là ngủ cốc , rau, quả thì hệ số qui đổi là 5,85

+ Nếu mẫu là sữa , fomat những sãn phẩm tương tự thì hệ số qui đổi là 6,38

- Chú ý :

+ Trường hợp thực phẩm có chứa nitrat, phải phân tích nitrat riêng và kết quả nitơ hữu cơ chính là hiệu số giữa nitơ toàn phần và nitơ trong nitrat. Hàm lượng protein bằng kết quả nitơ hữu cơ nhân với 6.25.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành Hóa Đại Cương (Trang 26)