1. Những kết quả đạt được.
Mặc dù tình hình thanh toán của doanh nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 không được tốt, nhưng doanh nghiệp cũng đã thấy rõ được điều đó và có những điều chỉnh thích hợp. Điều đó cũng đã mang lại một số kết quả nhất định:
• Vốn lưu động ròng đã được doanh nghiệp điều chỉnh một cách hợp lý hơn, tăng từ hơn 11 tỷ đồng lên 14 tỷ đồng, giúp cho nguồn vốn lâu dài tài trợ cho tài sản ngắn hạn được tăng lên, góp phần không nhỏ trong việc làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.
2006 tăng gấp 0,09 lần so với năm 2005 nhằm mục tiêu phấn đấu trong những năm tới sẽ đạt được yêu cầu tài sản thanh khoản đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn, nâng cao được khả năng thanh toán của công ty.
• Bên cạnh đó, trong hai năm gần đây, công ty cũng đã có những điều chỉnh tích cực, như thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thay đổi mẫu mã, mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường, có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và khách hàng, tìm được nguồn nguyên liệu rẻ có thể thay thế được nguyên liệu cũ,… từ đó làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; làm tăng lợi nhuận trước thuế; thúc đẩy khả năng thanh toán lãi vay tăng lên, năm 2006 tăng gấp 0,66 lần so với năm 2005.
2. Hạn chế.
Tuy vậy, những hạn chế trong khả năng thanh toán của công ty là không nhỏ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
• Khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn các khoản phải trả. Năm 2005, khoản phải thu chiếm 53,29% tổng tài sản lưu động, trong khi đó khoản phải trả chiếm 76,03% . Đến năm 2006, khoản phải thu chiếm 65,61% và khoản phải trả chiếm 78,56% tổng tài sản lưu động. Dấu hiệu đó chứng tỏ doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn.
• Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá nhiều vì thế tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động có chiều hướng tăng, năm 2006 là 65,61% trong khi năm 2005 chỉ có 53,29%, do đó doanh nghiệp cần phải tích cực đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ.
• Các khoản phải trả cũng tăng 41,8% trong 2 năm 2005 và 2006, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đi vay vốn và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, điều đó càng chứng tỏ nhu cầu thanh toán của công ty ngày càng lớn.
giảm từ 1,31 lần xuống còn 1,27 lần; trong đó đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền tụt xuống rất thấp, cụ thể năm 2005 là 0,07 lần và sang đến năm 2006 chỉ có 0,02 lần.
• Mặc dù công ty đã có những biện pháp thay đổi tích cực để tăng khả năng thanh toán lãi vay nhưng do lợi nhuận trước thuế vẫn âm, công ty vẫn bị lỗ nên hệ số khả năng thanh toán lãi vay vẫn rất thấp và ở mức âm: năm 2005 là - 0,77 và năm 2006 là - 0,1.
• Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2006 là 1,83 lần, trong khi năm 2005 là 1,04, tức là qua 2 năm, tỷ số này đã tăng 0,79 lần. Điều đó chứng tỏ mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng giảm. Những điều này sẽ trở thành sự bất lợi lớn cho hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục hợp lý để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.
Nguyên nhân của tất cả những hạn chế trên là do trong 2 năm qua, doanh nghiệp mới bước vào giai đoạn cổ phần hóa, bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh mới, di chuyển nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nhân lực, nâng cao chuyên môn cho cán bộ nhân viên nên đã sử dụng một lượng kinh phí lớn. Đồng thời, do thời gian này, công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, tạo quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng nên lượng vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng cũng khá lớn.
Có thể nói, qua quá trình tìm hiểu, phân tích, và đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hai năm gần đây, và cũng là hai năm đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp bước sang giai đoạn mới_giai đoạn cổ phần hoá, em nhận thấy rằng tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các hệ số và các tỷ số trên đã chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và nếu trong