Đánh giá về thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA (Trang 25 - 28)

Hải Châu trong những năm vừa qua

2.3.1. Ưu điểm

- Với dặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thì cơ cấu chi phí kinh doanh của Công ty như vậy là tương đối hợp lý: chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh của Công ty (hơn 85% tổng chi phí kinh doanh), và trong đó chi phí nguyên vật liệu trục tiếp chiếm hơn một nửa tổng chi phí kinh doanh của toàn Công ty (54 – 57%).

Nguồn: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

- Tốc độ tăng giảm của từng khoản mục chi phí tương đối hợp lý và phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh của Công ty, những biến động về giá cả, nguồn nguyên vật liệu…

- Khoản mục chi phí khác đang có xu hướng giảm tích cực trong những năm gần đây, giảm từ hơn 110 triệu đồng vào năm 2007 xuống còn 71 triệu đồng vào năm 2009.

- Chi phí kinh doanh Công ty đã bỏ ra đã đem lại kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của Công ty, doanh thu hàng năm liên tục tăng và tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của chi phí, lợi nhuận sau thuế của Công ty ngày càng tăng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

- Tổng chi phí kinh doanh của Công ty nhìn chung vẫn khá cao, tuy Công ty đã có sự quản lý và kiểm soát chi phí kinh doanh nhưng sự quản lý và kiểm soát này chưa được chặt chẽ.

- Khoản mục chi phí thu mua nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất tương đối cao.

- Về công tác lập kế hoạch về chi phí chưa chính xác, nhất là chi phí tài chính, việc dự đoán, lập mức kế hoạch cho chi phí tài chính chênh rất nhiều so với mức thực tế.

- Việc định mức chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất cũng như định mức các khoản chi phí khác của Công ty cần gắn với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh hơn, để có thể đưa ra được những định mức chính xác.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn còn rất cao.

- Trong hệ thống quản lý chi phí, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty.

- Một số máy móc thiết bị trong sản xuất chưa được sử dụng hiệu quả.

- Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất chưa được thực hiện đúng đắn, gây ra gia tăng chi phí không cần thiết.

Nguyên nhân tốn tại Nguyên nhân chủ quan

- Việc xây dựng và ban hành các quy định về việc thực hiện tiết kiệm, kiểm soát chi phí trong sản xuất kinh doanh của Công ty còn yếu nên người lao động trong công ty chưa ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát và giảm chi phí kinh doanh.

- Công tác tìm kiếm những nguồn hàng giá rẻ và chất lượng tốt chưa được chú trọng. Cán bộ thu mua nguyên vật liệu còn thiếu kiến thức chuyên môn

- Công tác tìm nguồn ổn định để huy động vốn đồng thời chi phí thấp thực hiện chưa tốt.

- Một số máy móc thiết bị trong Công ty đã cũ nên hoạt động không hiệu quả.

- Việc cập nhật và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ chưa được chú trọng trong Công ty, việc khuyến khích những sáng kiến trong sản xuất kinh doanh còn yếu.

- Cán bộ lập kế hoạch về chi phí và xây dựng định mức chi phí thiếu kiến thức chuyên môn

- Trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhiều bộ phận còn thiếu kiến thức trong quản lý và kiểm soát chi phí kinh doanh.

Nguyên nhân khách quan

- Năm 2008, nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát leo thang, gây nên sự tăng giá liên tục của nguyên nhiên vật liệu, nên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao.

- Với tình hình kinh tế trong nước như vậy nên lãi suất của các ngân hàng lên xuống thất thường, khó dự báo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA (Trang 25 - 28)