HIỆN TRẠNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ

Một phần của tài liệu Kiến trúc và định hướng ứng dụng lte tại việt nam trong tương lai (Trang 72)

2. TỔ CHỨC CỦA LUẬN VĂN

3.1 HIỆN TRẠNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ

GIỚI

Sự phát triển vượt bậc về hệ cơng nghệ cũng như ngành viễn thơng của Việt Nam hiện nay và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng của con người. Đi đầu trong việc triển khai cung cấp thử nghiệm dịch vụ di động cơng nghệ 4G tại Việt Nam là Tập đồn VNPT. Ngay từ giữa tháng 10/2010 những trạm phát sĩng cơng nghệ LTE đầu tiên tại Việt Nam đã được lắp đặt, với việc chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 thử nghiệm cung cấp dịch vụ vơ tuyến băng rộng cơng nghệ LTE tại khu vực Hà Nội và giai đoạn 2 triển khi tại TP.Hồ Chí Minh. Mới đây, doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành viễn thơng Việt Nam là Tập đồn Viettel đã cho thử nghiệm hệ

thống 4G tại thành phố Hồ Chí Minh bằng việc thiết lập hồn chỉnh một mạng hồn tồn mới với 40 trạm phát LTE (4G) và 200 thiết bịđầu cuối.

Cùng với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng đang tìm cách triển khai 4G bằng việc liên kết giữa doanh nghiệp cĩ hạ tầng mạng và đơn vị

khai thác nội dung. Cụ thể Cơng ty CMC đã đạt được thoả thuận với VTC trong việc triển khai 4G. Theo các chuyên gia đây là sự hợp tác giữa một đơn vị cĩ hạ

tầng mạng là CMC và doanh nghiệp cĩ thế mạnh về nội dung như VTC là yếu tố đảm bảo thành cơng của 4G.

Từ năm 2009, Việt Nam đã phủ sĩng 3G gần như tồn quốc, và số lượng người dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt tỷ lệ người dùng 3G trong năm 2012 tăng gấp 5 lần so với năm 2011.

Về mặt cơ sở hạn tầng chúng ta thấy rằng: Hạ tầng viễn thơng Việt Nam khơng ngừng được hiện đại hĩa, phát triển đồng bộ, đạt chuẩn quốc tế với độ bao phủ rộng khắp cả nước, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Tính đến tháng 12/2011 tổng số thuê bao điện thoại cả nước đạt gần 137,5 triệu thuê bao, trong đĩ cĩ 127,3 triệu thuê bao di động.

Số lượng thuê bao điện thoại di động khơng ngừng tăng nhanh với mức tăng trưởng bình quân trong vịng 05 năm trở lại đây tương ứng là 31,3%/năm và 14,64%/năm. Đến cuối năm 2011, sự tăng trưởng số thuê bao điện thoại di động cĩ chững lại do sự bão hịa về thị trường, đạt tốc độ 14% và 14,2%. Số lượng thuê bao truy nhập Internet qua mạng di động 3G đã đạt được con số khá ấn tượng với hơn 16 triệu thuê bao vào cuối năm 2011, chiếm trên 80% tổng số thuê bao Internet băng rộng. Tuy nhiên, mặc dù số lượng thuê bao tăng nhưng tổng doanh thu viễn thơng lại giảm gần 26% từ mức 9,41 tỷ USD (năm 2010) xuống cịn 6,99 tỷ USD (năm 2011). Mặc dù vậy, số lượng thuê bao điện thoại cố định giảm (từ mức 14,4 triệu năm 2010 xuống cịn 10,2 triệu năm 2011) nhưng doanh thu từ các dịch vụ cố định lại tăng trên 70% (từ mức 211,42 triệu USD năm 2010 lên 361,82 triệu USD năm 2011), trong khi doanh thu từ các dịch vụ di động giảm (từ mức 5,74 tỷ USD năm 2010 xuống 5,42 tỷ USD năm 2011). Nguyên nhân là do hành lang pháp lý thuận lợi đã phần nào giúp các nhà cung cấp dịch vụ mạng cố định linh hoạt hơn trong cung cấp dịch vụ (như doanh nghiệp được phép tự quyết định giá cước điện thoại cố định nội hạt căn cứ vào hoạt động kinh doanh từ 01/01/2011, tăng cước kết nối từ mạng di động sang mạng cố định lên 415 đ/phút từ ngày 01/10/2010).

Bên cạnh đĩ, những tác động của suy giảm kinh tế khiến người sử dụng phải cắt giảm chi phí trong đĩ cĩ chi dùng cho điện thoại di động và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường di động dẫn đến các nhà mạng di động phải giảm giá cước.

Dưới đây là một số hình ảnh về thị phần thuê bao dịch vụ di động, doanh thu dịch vụ di động và tổng doanh thu của hệ thống thơng tin di động.

Hình 3.27 Thị phần thuê bao dịch vụ di động

Hình 3.28 Doanh thu dịch vụ di động

Hiện nay, trên thế giới đã và đang triển khai hệ thống thơng tin di động thế hệ thứ tư 4G. Nhưng hầu hết các hãng sản xuất thiết bị viễn thơng hàng đầu thế giới như: Alcatel-Lucent, Ericsson, Motorola, Nokia, Nokia Siemens Networks, Huawei, LG Electronics, Samsung, NEC, Fujitsu... đã bắt tay với các nhà mạng lớn trên thế giới (Verizon Wireless, AT&T, France Telecom-Orange, NTT DoCoMo, T- Mobile, China Mobile, ZTE...) thực hiện các cuộc thử nghiệm quan trọng trên cơng nghệ LTE và đã đạt những thành cơng đáng kể. Như vậy, trên thế giới sẽ chia ra một số xu hướng đĩ là các nước thuộc khu vực châu Phi, Mỹ La tinh, Hàn Quốc và Mỹ sẽ sử dụng phổ biến cơng nghệ CDMA, nên các nhà khai thác mạng ở khu vực này đang hướng mạng của họ phát triển theo UMB. Trong khi đĩ, với các quốc gia châu Âu, phần lớn sử dụng cơng nghệ GSM, nên họ đang hướng phát triển mạng theo LTE. Và một khả năng nữa là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng cịn lại của thế giới nhiều khả năng sẽ phát triển mạng theo WiMAX II.

Như vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng về viễn thơng, thơng tin di động ở Việt Nam những năm gần đây rất nhanh, nhưng nền tảng cơng nghệ và dịch vụ cịn thấp so với thế giới, cho dù nhu cầu về sử dụng dịch vụ đa phương tiện, các dịch vụ đa phương tiên ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Kiến trúc và định hướng ứng dụng lte tại việt nam trong tương lai (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)