- Trao đổi với kế toán, kiểm tra các tài liệu có liên quan khi phát hiện vấn đề bất thường
2.2.3. Khái quát việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
chính tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Thủ tục phân tích là một công cụ hữu dụng để đưa ra các quyết định khi các báo cáo tài chính có chứa các mối quan hệ cũng như những khoản mục bất thường. Thủ tục phân tích có thể được tiến hành từ việc so sánh một cách cơ bản các khoản mục đơn giản đến các thủ tục phức tạp các mối quan hệ. Thủ tục phân tích giúp việc xem xét kiểm tra các báo cáo tài chính một cách hiệu quả hơn đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức do giảm bớt được thủ tục kiểm tra chi tiết. Nhận biết được điều đó tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA thủ tục phân tích được áp dụng một cách triệt để trong cả 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
2.2.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Thông thường tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA những thông tin chung về khách hàng: loại hình công ty, cơ cấu tổ chức, giấy phép đầu tư, số vốn đầu tư và vốn pháp định, các loại hợp đồng được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán chung (PAF). Hàng năm trước khi tiến hành kiểm toán khách hàng thì những thông tin này được cập nhật thêm và được trình bày (BIF,BAF) được trình bày trong phần D của hồ sơ kiểm toán năm (CAF). Các thông tin được thu thập
pháp định, sản phẩm chính, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà quản lý, quá trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán chung của đơn vị (cách ghi nhận tài sản cố định, phương pháp tính khấu hao, cách ghi nhận doanh thu, các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, sự chuẩn bị cho việc công bố và báo cáo, quản lý tiền, quản lý tài sản…). Ngoài ra Kiểm Toán Viên còn thu thập các thông tin bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các nhân tố về chính trị, nhân tố công nghệ, môi trường cạnh tranh trong cùng ngành, luật pháp liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Việc xem xét, ghi nhận và phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng là một công việc quan trọng và cần thiết. Nó giúp kiểm toán viên xác định và khoanh vùng những gian lận, sai sót trọng yếu và rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp hơn.
Sau khi thu thập thông tin phi tài chính, kiểm toán viên tiến hành so sánh và phân tích số dư năm nay so với năm trước dựa trên bảng cân đối thử và báo cáo kết quả kinh doanh mà khách hàng cung cấp tính đến thời điểm lập kế hoạch kiểm toán. Trong quá trình phân tích kiểm toán viên đặc biệt chú ý tới mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các tài khoản trên bảng cân đối kế toán cũng như giữa các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Chẳng hạn khi thấy sự tăng lên của doanh thu mà giá vốn lại giảm, chi phí bán hàng giảm…đó là một dấu hiệu bất thường. Hoặc số dư hàng tồn kho giảm đi cần đối chiếu với lượng tiền thu và các khoản phải thu..
Dựa vào những so sánh đó, Kiểm toán viên đưa ra những nhận xét sơ bộ với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị. Cả việc xem xét những biến động và việc thảo luận với ban giám đốc về sự biến động đó đều được
ra những nhận định chính xác về tình hình tài chính của đơn vị: tính ra các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, tỷ suất hiệu quả hoạt động. Cuối cùng kiểm toán viên tiến hành tính toán các chênh lệch, xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có liên quan với nhau để nhận xét, đánh giá độ tin cậy của thông tin và rủi ro dự kiến cho các tài khoản, từ đó xác định cách tiếp cận kiểm toán và thủ tục kiểm toán thích hợp trong các bước tiếp theo. Ngoài ra KTV còn quan tâm tới những thay đổi quan trọng trong kỳ có khả năng dẫn tới rủi ro, cũng như tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để cân nhắc việc tham khảo ý kiến của chuyên gia trong đánh giá.
2.2.4.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn sử dụng phương pháp kỹ thuật cụ thể theo từng đối tượng cụ thể nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là giai đoạn triển khai cụ thể các kế hoạch kiểm toán một cách chủ động, tích cực chứ không dập khuôn máy móc. Trong giai đoạn này thủ tục phân tích được sử dụng như một thử nghiệm cơ bản bên cạnh các thủ tục kiểm tra chi tiết, nó không mang tính bắt buộc mà việc tiến hành thủ tục phân tích hay kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư phụ thuộc vào quyết định của kiểm toán viên. Tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA việc sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán được khuyến khích nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nộ bộ của khách hàng được đánh giá là hoạt động có hiệu quả và các cơ sở dẫn liệu được kiểm tra không mang tính chất trọng yếu.
Đối với những khoản mục có số dư lớn biến động phức tạp thì KTV thường tiến hành thủ tục phân tích trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết. Thông thường KTV xây dựng mô hình ước tính dựa trên kinh nghiệm của mình, sau đó so sánh số liệu của khách hàng với số liệu ước tính. : Kiểm toán viên phân tích sự biến động
chung của ngành, so sánh các tỉ suất tài chính như tỉ suất khả năng thanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấu vốn…), trắc nghiệm sự hợp lý (so sánh giá trị thực tế với giá trị dự toán) từ đó tìm ra các xu hướng biến động và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác. Nếu thấy chênh lệch trọng yếu phải tìm hiểu nguyên nhân bằng cách phỏng vấn nhân viên đơn vị, phân tích chi tiết tài liệu kế toán…từ đó KTV quyết định có thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để dưa ra kết luận kiểm toán đúng đắn hay không?
2.2.4.3. Kết thúc kiểm toán
Tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể rất được coi trọng nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, giảm thiểu những rủi ro trong việc đưa ra ý kiến về các báo cáo kiểm toán.
Trong giai đoạn này người soát xét phân tích lại số dư của các khoản mục trên BCTC trong mối quan hệ vốn có giữa các khoản mục đó và đánh giá tính hợp lý. KTV tiến hành so sánh số dư năm nay sau khi điều chỉnh với số dư năm ngoái, tính ra chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường thì yêu cầu KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đó giải thích rõ ràng, nếu KTV không thể giải thích thì phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung. Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng thông qua xem xét các hoạt động có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng bằng việc lập bảng hỏi về các giả định hoạt động liên tục. Ngoài ra KTV còn có thể hiểu kỹ lưỡng hơn về hoạt động của công ty thông qua việc gửi thư xác nhận đến bên thứ ba có liên quan. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được KTV quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của Ban giám đốc trong quá trình lập
sai sót trọng yếu nào trong BCTC của khách hàng.