Tiếp theo, chúng ta thiết lập thông báo trong cửa sổ Table Window. Đối với Project này chúng ta sẽ đặt 3 thông báo. Nhưng độ dài của các User Text Blocks được tạo bởi Wizard phải được hiệu chỉnh.
2.5.4.1. Thay đổi độ dài của một dòng thông báo:
• Click chuột vào biểu tượng dấu thập (+) trên thư mục “Message Blocks”.
• Chọn “User Text Blocks”. Kích chuột phải vào “Message text chọn “Properties”.
• Hộp thoại tiếp theo, nhập độ dài thông báo “Length” → chọn OK
2.5.4.2. Thay đổi độ dài của một thông báo vị trí lỗi (Point of error):
Chọn “User Text Blocks” ⇒ click chuột phải vào “Point of error”, chọn “Properties”.Hộp thoại tiếp theo, nhập độ dài thông báo trong “Length” → chọn OK.
2.5.4.3. Thiết lập thông báo thứ nhất:
• Message Tag: lựa chọn biến Tag (để thu thập dữ liệu).
• Message Bit: chọn bít lỗi có trong Message Tag.
• Message Text: thông điệp lỗi.
• Point of error: chỉ vị trí lỗi xẩy ra.
• Tại dòng thứ nhất, click đúp chuột vào “MessageTag”. Trong hộp thoại tiếp theo, chọn biến Tag là “Vitri” và sau đó chọn OK.
• Tại dòng thứ nhất, Click chuột vào “MessageBit” và nhập giá trị “2”. Số này có nghĩa là dòng thông báo đầu tiên sẽ xuất hiện khi bít thứ ba kể từ phải sang của 16 bít thuộc biến “Phuongx” được thiết lập.
2.5.4.4. Thiết lập màu cho các thông báo
Các thông báo có thể được hiển thị màu khác nhau khi chạy Runtime. Điều này thuận tiện cho việc nhận dạng lỗi dựa vào màu sắc:
• Kick vào biểu tượng dấu thập của “Message classes”, click chuột vào “Error”.
• Click phải chuột vào “Alarm”, trên menu kéo xuống chọn Properties. Để đặt màu chữ và màu nền cho thông báo chúng ta làm như sau: Click chọn “Came in” (Kích hoạt cảnh báo Alarm):
• Click chuột vào “Text Color”. ⇒
Click chọn vào “Background Color”.
⇒ Click chọn “Went Out” (không kích hoạt cảnh báo Alarm):⇒ Click chuột vào “Text Color”. ⇒Click chọn vào “Background Color”. ⇒Click chọn “Acknowledged” (xác nhận).
• Click chuột vào “Text Color”. Click chọn vào “Background Color”.
2.5.4.5. Thiết lập giá trị giới hạn cho các thông báo
Các biến Tag có thể được quan sát để xác định giá trị của chúng có nằm trong giới hạn cho phép hay không.
• Trên thanh menu cửa sổ Alarm Logging →
chọn Tools → chọn “Add Ins...”
• Trong hộp thoại “Expansions” tiếp theo, click chọn vào “Analog Alarm” để kích hoạt giá trị giới hạn giám sát.
Giá trị giới hạn quan sát được hiển thị bên dưới thư mục Message Classes Trong cửa sổ Navigation window, click chuột phải vào Analog Alarm, trên menu thả xuống chọn New. Hộp thoại “Properties” xuất hiện, chúng ta có thể chọn biến Tag để quan sát:
Để chọn biến Tag quan sát, chúng ta click vào nút ấn “…”
Chúng ta có thể chọn biến Tag đã có hay tạo một biến Tag mới Chọn tiếp OK để thoát khỏi hộp thoại “Properties”.
Lưu chương trình lại và đóng cửa sổ lại.
2.5.4.6. Tạo giao diện cảnh báo
Để tạo một giao diện cảnh báo thực hiện các chức năng giống như hiển thị giao diện bảng và đồ thị. Mở cửa sổ Graphics Designer và tạo một giao diện có tên AlarmLogging.pdl, sau đó chúng ta làm các bước như sau:
• Trong cửa sổ Object Palette → chọn Controls → chọn WinCC Alarm Control
• Chuột phải chọn “Configuration Dialog...”.
• Nhập tên “Su di chuyen cua xe”
• Tích chuột vào “Display”.
• Sau đó chọn OK.
Thiết lập trường vào/ra I/O:
• Từ Object Palette → chọn SmartObject →
chọn I/OField.
• Chọn biến Tag là “phuongx”
• Chu kỳ cập nhật là 500ms.
• Sau đó chọn OK. Thiết lập Slider:
• Từ Object Palette → chọn Standard → chọn Windows Objects → chọn Slider Object.
• Chọn biến Tag là “phuongx”
• Giá trị max, min, bước nhảy như hình vẽ
• Chu kỳ cập nhật là 250ms.
• Chọn hướng trượt là horizontal
• Sau đó chọn OK.
Sau đó lưu lại giao diện AlarmLogging.pdl
2.5.4.7. Đặt tham số khi chạy Runtime và chạy chương trình
Chúng ta thực hiên tương tự như đã thực hiện với Graphic Designer và Alarm Logging