Giảm tải các tổng đài chuyển tiếp

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chuyển mạch mềm (Trang 32 - 33)

CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHUYỂN MẠCH MỀM 4.1 Ứng dụng làm cổng báo hiệu SG

4.2.1.Giảm tải các tổng đài chuyển tiếp

Ứng dụng Tandem hướng vào các nhà cung cấp dịch vụ thoại truyền thống với mong muốn giảm vốn đầu tư và chi phí điều hành các tổng đài quá giang chuyển mạch kênh hiện nay, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ mới về số liệu. Giải pháp chuyển mạch TDM hiện nay đang bộc lộ dần nhược điểm trước nhu cầu ngày càng tăng nhưng rất thất thường của lưu lượng thông tin thoại nội hạt (phát sinh do truy nhập Internet), vô tuyến và đường dài.

Hình 4.2. Ứng dụng làm tổng đài Tandem

Hình 4.2. cho thấy một mạng tổng đài TDM cấp thấp nhất (lớp 5, tổng đài nội hạt, MSC của mạng di động …) được nối với nhau và nối tới tổng đài chuyển tiếp cấp cap hơn (lớp 3, 4) bằng một mạng lưới trung kế điểm – điểm khá phức tạp. Khi một cuộc gọi diễn ra giữa hai tổng đài cấp thấp, thông tin sẽ đi trên trung kế nối trực tiếp giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử dụng hết, cuộc gọi có thể được định tuyến thông qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc gọi (Ví dụ như truy nhập hộp thoại hay quay số bằng giọng nói) lại được định tuyến trực tiếp tới tổng đài chuyển tiếp để sử dụng các tài nguyên tập trung phục vụ cho các dịch vụ cao cấp. Kiến trúc này đã được sử dụng nhiều năm nay, và cũng đã được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứng dụng thoại, tuy nhiên vẫn có một số giới hạn như sau:

− Chi phí điều hành và bảo dưỡng cao, mất thời gian; việc định lại cấu hình và nâng cấp mạng lưới phải thiết lập mạng lớn hơn nhu cầu thực tế cho các tổng đài chuyển tiếp. Ví dụ, khi một tổng đài nội hạt được thêm vào mạng lưới, phải xây dựng các nhóm trung kế từ tổng đài đó tới tổng đài chuyển tiếp và tới một số tổng đài nội hạt khác.

− Các trung kế điểm – điểm hoạt động với hiệu suất không cao vì chúng được thiết kế để hoạt động được tong các vùng của mạng (ví dụ ở khu doanh nghiệp là ban ngày còn khu dân cư lại là ban đêm).

− Nếu có nhiều tổng đài chuyển tiếp trong mạng, mỗi tổng đài đó lại nối với một nhóm các tổng đài nội hạt, cuộc gọi có thể chuyển qua nhiều tổng đài chuyển tiếp để đến được nơi lưu giữ tài nguyên mạng (như trong trường hợp dịch vụ hộp thư thoại).

Tất nhiên là sẽ có giải pháp cho vấn đề này. Softswitch là một trong những giải pháp như vậy. Trong hình 4.2. phía bên phải cho thấy softswitch cùng với các MG thay thế chức năng của các tổng đài chuyển tiếp chuyển mạch kênh trước đây, các tổng đài nội hạt kết nối tới các cổng đa phương tiện bằng giao diện chuẩn TDM thông thường và với softswitch bằng báo hiệu số 7.

Mô hình này mạng có một số lợi ích so với mô hình mạng chuyển mạch kênh:

− Loại bỏ lưới trung kế hoạt động hiệu suất không cao, thay thế chúng bằng các đường dẫn tốc độ cao trong mạng IP/ATM phục vụ cho các cuộc gọi cần chuyển tiếp, giảm tải cho các tổng đài chuyển tiếp truyền thống hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

− Giảm được chi phí vận hành vì giảm được số tổng đài chuyển tiếp, số trung kế ít hơn (so với mạng lưới trước đây), và tránh không phải thiết kế các mạch TDM phức tạp.

− Giảm được một số lượng các cổng chuyển mạch dùng cho các trung kế giữa các tổng đài nội hạt với nhau.

− Truy nhập các tài nguyên tập trung một cách hiệu quả hơn.

− Hợp nhất thông tin thoại và số liệu váo một mạng duy nhất, qua đó giảm vốn đầu tư và chi phí so với các mạng riêng biệt hiện nay cho thoại và số liệu.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chuyển mạch mềm (Trang 32 - 33)