Kết luận về Báo cáo tài chính năm 2002 của Công ty A:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 34 - 37)

Căn cứ vào kết quả của quá trình kiểm toán, ngoài những vấn đề được đề cập ở trên thì Báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu.

T/M nhóm kiểm toán Trưởng nhóm

(Chữ kí)

Nguyễn Văn Sâm Chứng chỉ KTV số 0447/KTV

Nguồn: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán của Công ty cổ phần B có nội dung cụ thể như sau:

Bảng số 7: Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty B

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)--- ---

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM2002 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN B 2002 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN B

I. Nhận xét về tình hình kinh doanh của khách của khách hàng:

Công ty cổ phần B là một tổ chức hoạt động kinh doanh theo điều lệ của Công ty cổ phần phù hợp với quy định của Luật Công ty trước đây (nay là Luật Doanh nghiệp).

Mặc dù được sự hỗ trợ trợ về nhiều mặt từ phía Bộ, từ Nhà nước nhưng do trình độ của cán bộ công nhân viên còn hạn chế, do sự cạnh tranh từ bên ngoài nên trong năm tài chính 2002, Công ty đã gặp nhiều rủi ro như bị thu hẹp thị trường, bị

kiện ... Vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2002 lỗ 473.850.690 đồng.

Một số chỉ tiêu trên bảng cân đối tài sản của Công ty ngày 31 tháng 12 năm 2002 cho thấy tình trạng mất cân đối về khả năng thanh toán của Công ty, cụ thể như sau:

TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn: 8.370.825.620 đồng Trong đó Tiền: 3.235.612.540 đồng Nợ ngắn hạn: 12.628.416.530 đồng

Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là: 66,29% (trong đó khả năng thanh toán nhanh là 25,62%).

Tuy nhiên không có cam kết nào của Bộ về việc sẽ tài trợ cho hoạt động của Công ty trong thời gian tới cũng như việc gia hạn các khoản nợ từ Ngân hàng cho nên không có lí do nào đảm bảo rằng hoạt động của Công ty trong năm 2003 là khả quan đến mức có thể thanh toán được các khoản nợ nói trên.

Như vậy khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty phụ thuộc vào lợi nhuận có thể đạt được trong tương lai và vốn góp tài trợ của các cổ đông.

II. Các vấn đề về kế toán và kiểm toán:

1. Về kiểm toán:

Đây là năm đầu tiên AASC được bổ nhiệm làm kiểm toán cho Công ty B sau thời điểm kết thúc năm tài chính 2002 do đó chúng tôi không được chứng kiến việc kiểm kê hàng tồn kho và tiền mặt nên không thể đưa ra ý kiến nhận xét về số dư hàng tồn kho cũng như số dư tiền mặt.

2. Về kế toán: a. Nhận xét chung:

Tại thời điểm thực hiện kiểm toán sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết chưa được in ra đầy đủ, chưa có dấu và chữ kí của những người có liên quan theo quy định.

b. Về hạch toán và theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả:

Khoản nợ phải thu của Công ty TNHH Hùng Vĩnh đến thời điểm 31/12/2002 chưa nhận được thư xác nhận của bên thứ ba.

c. Về doanh thu và giá vốn:

Trong kì căn cứ vào hoá đơn bán hàng xuất khẩu, kế toán hạch toán: + Căn cứ vào giá bán ghi: Nợ TK 131 / Có TK 151

Đồng thời ghi Nợ TK 336 / Có TK512

+ Căn cứ vào giá bán ghi Nợ TK 632 / Có TK 336 + Căn cứ vào giá vốn ghi Nợ TK 632 / Có TK 155

Như vậy, việc hạch toán như trên làm tăng doanh thu bán hàng và giá vốn lên cùng một khoản là: 26.323.500 đồng.

Khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh, đơn vị đã tính cả khoản này vào doanh thu và giá vốn trong kì làm tăng khống doanh thu và giá vốn.

Ngoài ra trong năm 2002, Công ty chỉ có một đơn vị thành viên là Xí nghiệp nhựa xuất khẩu Xuân Mai thực hiện tính giá thành cho các sản phẩm, còn các sản phẩm của các đơn vị trực thuộc khác của Công ty chưa tính được giá thành để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì.

d. Về hạch toán thu nhập bất thường:

Trong năm, Công ty có khoản thu nhập từ bán giấy vụn và đã hạch toán giảm chi phí sản xuất chung, như vậy thu nhập bất thường bị ghi giảm 12.550.200 đồng.

III. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh:

STT Nội dung Nội dung TK trên BCĐKT Số tiền (đồng) BCKQKD Lãi / lỗ Nợ Có 1 2

Điều chỉnh giảm doanh thu, giảm giá vốn hàng bán của doanh thu xuất hàng nội bộ phần hàng hoá chuyển sang phòng xuất nhập khẩu để thực hiện xuất khẩu

Điều chỉnh tăng thu nhập bất thường khoản thu bán giấy vụn thu hồi đơn vị đang hạch toán giảm chi phí sản xuất chung

Đồng thời xác định thuế VAT phải nộp cho khoản thu này --- Tổng lãi điều chỉnh 4212 4212 4212 4212 4212 3331 26.323.500 12.550.200 627.510 627.510

Giảm doanh thu nội bộ Giảm giá vốn hàng bán Tăng giá vốn hàng bán Tăng thu nhập bất thường

IV. Kết luận về các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ:

- Tháng 2 năm 2003 xảy ra một vụ kiện do vi phạm tranh chấp bản quyền tác phẩm đang chờ xét xử mà Công ty Liên doanh IVT - một đơn vị thành viên của Công ty B có quyền và nghĩa vụ liên quan.

- Đầu năm 2003 trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện hàng loạt các trung tâm, các công ty TNHH cung cấp cùng loại dịch vụ với trung tâm quảng cáo và chế bản điện tử - đơn vị thành viên của Công ty B tạo ra môi trường cạnh tranh quyết liệt làm thu hẹp thị trường.

Qua kết quả điều tra và thực hiện một số thủ tục kiểm toán khác cho thấy Ban giám đốc Công ty chưa có dự định hay kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề thị trường bị thu hẹp nói trên cũng như chưa có kế hoạch dự phòng cho khoản chi phí phải bỏ ra nếu thua kiện, do đó chúng tôi kết luận trong năm 2003 khái niệm “tính liên tục hoạt động” của Công ty cổ phần B có thể bị vi phạm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w