ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM VEN BỜ VÀ

Một phần của tài liệu ứng dụng arcgis để đánh giá thực trạng xói lở bờ biển, suy thoái rừng phòng hộ và xu thế diễn biến đường bờ khu vực ven biển đà nẵng (Trang 60)

3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.4. ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM VEN BỜ VÀ

RỪNG PHÒNG HỘ

Từ bản đồ xói lở bờ biển, bản đồ rừng phòng hộ ven biển và bản đồ đường bờ biển, chúng tôi tiến hành chồng ghép 3 bản đồ để đánh giá tương quan giữa đặc điểm ven bờ và rừng phòng hộ. Chúng tôi đánh giá tương quan giữa đặc điểm ven bờ và rừng phòng hộ ở từng quận ven biển Đà Nẵng.

50

Hình 3.19. Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven biển Đà Nẵng vị trí quận Liên Chiểu

Qua hình 3.19 cho thấy, ở bờ biển quận Liên Chiểu, tại những khu vực có rừng phòng hộ sẽ ít xảy ra biến động đường bờ. Phần đường bờ biển biến đổi mạnh mẽ nhất là khu vực hạ lưu sông Cu - Đê và bờ Nam của Nam Ô, khu vực này không có rừng phòng hộ và bờ kè ven biển nên bị biển khoét sâu vào đất liền.

51

Hình 3.20. Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven biển Đà Nẵng vị trí quận Thanh Khê

Qua hình 3.20 cho thấy, khu vực bờ biển quận Thanh Khê tuy có rừng phòng hộ ven biển nhưng diện tích còn quá ít và chưa đủ dày để chống chịu thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên tại miền trung. Hiện tại nơi đây có mật độ điểm xói lở cao 1,7 điểm/1km cùng với bờ kè không được kiên cố đồng bộ cho nên đây sẽ là nơi xảy ra biến động đường bờ mạnh nhất của thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.

52

Hình 3.21. Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven biển Đà Nẵng vị trí quận Sơn Trà

Qua hình 3.21 cho thấy, vị trí giữa các điểm xói lở cách nhau khá đều, rừng phòng hộ mỏng và không phân bố rải đều ven bờ biển, chỉ tập trung diện tích lớn tại phường Mân Thái nên hầu như tại các vị trí xói lở đều không có rừng phòng hộ. Tại vùng bờ biển quận Sơn Trà, đa phần biển đã ăn sâu vào gần khu vực bờ kè bảo vệ công trình giao thông nên đường bờ ven biển quận Sơn Trà ổn định trong thời gian tới.

53

Hình 3.22. Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven biển Đà Nẵng vị trí quận Ngũ Hành Sơn

Qua hình 3.22 cho thấy, vị trí các điểm xói lở tại quận Ngũ Hành Sơn cách nhau khá đều.Diện tích rừng phòng hộ tại quận Ngũ Hành Sơn tuy lớn nhưng chỉ tập trung tại phường Hòa Hải còn lại đa phần bờ biển không có sự che chắn của rừng phòng hộ. Quận Ngũ Hành Sơn là nơi có bờ biển rộng dễ bị tác động của sóng biển, gió bão nên nguy cơ đường bờ biển quận Ngũ Hành Sơn bị thu hẹp là rất cao trong tương lai.

54

Qua hình 3.19; hình 3.20; hình 3.21 và hình 3.22, đề tài nhận định sự tương quan giữa đặc điểm ven bờ và rừng phòng hộ:

- Tại những vùng bờ biển có rừng phòng hộ ven biển thì không có các điểm xói lở;

- Các điểm xói lở gần những khu vực bờ biển có trồng rừng phòng hộ thì mật độ mỏng hơn so với những khu vực không có rừng phòng hộ ven biển; - Tại những vị trí bờ biển không được kiên cố bờ kè đồng bộ thì tình trạng xói lở bờ biển xảy ra mạnh.

Dựa vào kết quả nghiên cứu hiệu quả của rừng phòng hộ bởi Turnbull, JW và Martensz năm 1982 [29]; Vai trò của đai rừng phòng hộ bởi Jang, J.C và công sự năm 1995 [27]; Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam phiên bản 2015 bởi Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường [19], kết hợp quan sát bản đồ, đề tài có những nhận định sau:

- Xu thế diễn biến đường bờ biển Đà Nẵng trong thời gian tới xảy ra mạnh mẽ;

- Những khu vực có che chắn bởi rừng phòng hộ ven biển ít xảy ra biến động đường bờ biển, cụ thể là vùng bờ tại các phường Hòa Hiệp Bắc, phường Hòa Hiệp Nam thuộc quận Liên Chiểu, phường Thanh Hà thuộc quận Thanh Khê, Phường Hòa Hải thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Chiều dài bờ biển khu vực ít xảy ra biến động vào khoảng 5,3km, chiếm 17,7% chiều dài đường bờ biển Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu ứng dụng arcgis để đánh giá thực trạng xói lở bờ biển, suy thoái rừng phòng hộ và xu thế diễn biến đường bờ khu vực ven biển đà nẵng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)