60,12% so với năm 2005.
1.2.7.2. Xây dựng nhà máy.
Việc thiết kế, xây dựng mỗi nhà máy là dựa trên yêu cầu công nghệ dây chuyền sản xuất, các điều kiện vệ địa chất, thuỷ văn, vị trí và kích thước của mỗi lô đất nơi đặt nhà máy trên nguyên tắc tận dụng tối đa và hợp lý diện tích, có điều kiện mở rộng sản xuất khi cần thiết kế tổng thể và thiết kế nhà máy được thực hiện thông qua hợp đồng với đơn vị thiết kế chuyên nghiệp kết hợp với tham khảo ý kiến và trợ giúp kỹ thuật của đối tác cung cấp thiết bị chính. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến ngày càng có hiệu quả và trở thành thế mạnh của TCT, hàng năm TCT đã đầu tư xây dựng và cải tạo nhiều nhà máy, xí nghiệp cũng như các công ty con phù hợp với quy hoạch của từng năm và từng vùng.
Tình hình đầu tư xây dựng các nhà máy của TCT qua các năm như sau:
Bảng 1.6: Vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy của TCT qua cácnăm: năm:
Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân
Vốn đầu tư xây dựng nhà máy Triệu Đ 3.750 5.420 1.200 1.405 2.943,75 Tốc tăng liên hoàn % - 44,53 -77,86 17,08 Tốc độ tăng định gốc % - 44,53 -68 -62,53 -28,67
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư cho việc xây dựng các nhà máy của TCT bình quân mỗi năm là 2.943,75 triệu đồng. Nhìn chung xu hướng đầu tư xây dựng các nhà máy của TCT là giảm. Nếu theo tốc độ tăng liên hoàn thì năm 2004 vốn đầu tư
dành cho xây dựng nhà máy tăng 44,53% so với năm 2003, năm 2005 vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy giảm 77,86% so với năm 2004, năm 2006 vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy tăng 17,08%. Nếu xét theo tốc độ tăng định gốc thì chỉ riêng năm 2004 là có tốc độ tăng định gốc ( so với năm 2003) là dương là 44,53%, năm 2005 vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy giảm 68%, năm 2006 giảm 28,67%. Vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy có xu hướng giảm không có nghĩa là việc đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả có xu hướng giảm mà là do TCT tập trung nhiều hơn vào việc đầu tư cho công nghệ thiết bị (ở phần sau chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này).
1.2.7.3. Đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị .
Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng rau quả chế biến, hàng năm TCT đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các qui trình công nghệ cao cho chế biến và đa dạng hoá sản phẩm, phát triển nhiều mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường thế giới. TCT đã nhập khẩu các dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất sản phẩm với công nghệ cao từ các nước phát triển như: dây chuyền thiết bị chế biến nước dứa cô đặc, dây chuyền thiết bị lạnh đông nhanh rau quả IQF…
Tình hình đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT trong những năm qua như sau: