Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Một phần của tài liệu 16 bài làm văn tham khảo lớp 7 (Trang 26)

Dàn bài Viết bài Mở bài Mở bài - Dẫn vào đề - Dẫn câu ca dao - Chuyển ý Thân bài - Thế nào ?

+ Giải nghĩa câu tục ngữ + Nghĩa cả câu - Vì sao ? - Làm gì ?

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua bao khó khăn trở ngại để vươn lên trong cuộc sống. Để nhắc nhở con cháu bài học về tinh thần cao đẹp ấy, ông cha ta đã đúc kết lại qua câu ca dao :

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta hãy cùng nhau giải thích.

Trước hết, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao. “Nhiễu điều” là một thứ vải tơ màu đỏ, “giá gương” là cái khung bằng gỗ để đỡ lấy tấm gương đặt giữa bàn thờ. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hình ảnh đó ngụ ý thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Từ hai hình ảnh ví von đó, nhân dân ta muốn gửi gắm vào đó lời khuyên nhủ : người sống chung một nước thì phải thương yêu nhau như tấm nhiễu điều phủ lên giá gương. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vì sao người trong một nước phải thương yêu nhau ? Vì mỗi chúng ta tuy khác dòng họ, khác dân tộc, khác hoàn cảnh sống nhưng đều có chung nguồn gốc tổ tiên là Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, đều từ bọc trăm trứng mà ra, là con của Rồng, cháu của Tiên, nói cùng một tiếng mẹ đẻ, cùng chung một phong tục tập quán, chung một quốc tịch Việt Nam, cùng chung hai tiếng gọi đồng bào. Chúng ta không khác gì anh em chung một nhà, cùng chung sống hòa bình trên đất nước hình chữ S Việt Nam thân yêu.

Hơn nữa, việc mọi người chung một nước thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn còn là truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân từ bao đời nay. Truyền thống tốt đẹp đó đã được ghi lại qua nhiều câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như :

“Lá lành đùm lá rách”

“Thương người như thể thương thân” “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Hoặc ca dao :

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hay :

“Giúp người, người lại giúp ta

Tình làng, nghĩa xóm đậm đà thân thương”

Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó ?Việc mọi người chung một nước thương yêu nhau không

Kết bài

- Tóm lại luận điểm đã nói ở trên

- Liên hệ, rút ra học cho bản thân

phải chỉ là lời nói suông mà phải được biểu lộ ra bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Ta thấy hiện nay, khắp nơi đâu đâu cũng có những tấm lòng vàng, những vòng tay nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp, những ngôi nhà tình nghĩa, những phần quà đằm thắm nghĩa tình của các nhà tài trợ, các mạnh thường quân gửi đến cho những đồng bào nghèo, trẻ mồ côi, những người già neo đơn không nơi nương tựa, những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, những gia đình bị thiên tai, lũ lụt, những cảnh đời cơ nhỡ …

Những ngày giáp Tết 2013 vừa qua, trường em có tổ chức một đêm văn nghệ Mừng Đảng mừng xuân nhằm gây quĩ để mua quà Tết phát cho các học sinh nghèo của trường. Đó cũng là việc làm thiết thực thể hiện tấm lòng tương thân tương ái của thầy và trò trường THCS Bình Mỹ.

Tóm lại, câu ca dao trên là một lời khuyên chân tình, muốn nhắn nhủ mọi người cùng chung một nước cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Đã bao năm trôi qua nhưng câu ca dao vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa sâu sắc của nó. Bản thân em luôn ghi nhớ về bài học này, luôn biết sống yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó là một tình cảm đẹp trong xã hội ngày nay như nhà thơ Tố Hữu đã viết :

“ Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau”.của nócủa nó.Trong thời đại hiện nay, câu ca dao vẫn giữ nguyên ý nghĩa sâu sắc của nó. Chúng ta hãy à bảo vệ t

Một phần của tài liệu 16 bài làm văn tham khảo lớp 7 (Trang 26)