* Dân cư
Xã Bản Díu gồm 8 thôn (Díu Thượng, Díu Hạ, Chúng Trải, Quán Thèn, Ngam Lin, Na Lũng, Mào Phố, Cốc Tủm) là địa bàn sinh sống của các dân tộc La Chí, Tày, Mông, Dao và Nùng. Theo thống kê xã Bản Díu năm 2013, tính đến tháng 11/2013, xã Bản Díu có 4.367 người (Bảng 2.2), trong đó nam giới là 1.946 người (chiếm 44,7%), nữ giới là 2.421 người (chiếm 55,3%). Xã Bản Díu có tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.215 người (chiếm trên 70% dân số toàn xã).
Bảng 2.2. Phân bố dân số xã Bản Díu, năm 2013 TT Chỉ tiêu Tổng số hộ Số người Diện tích
(km2)
Mật độ dân số (người/km2)
1 Thôn Na Lũng 173 849 17,3 49,1
2 Thôn Díu Hạ 153 739 15,3 48,3
3 Thôn Díu Thượng 125 583 12,5 46,6
4 Thôn Ngam Lin 152 743 15,2 48,9
5 Thôn Mào Phố 63 373 6,3 59,2
6 Thôn Quán Thèn 103 500 10,3 48,5
7 Thôn Chúng Trải 71 429 7,1 60,4
8 Thôn Cốc Tủm 26 151 2,6 58,1
Toàn xã 866 4.367 86,6 50,4
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2013
Xã có nguồn lao động dồi dào, tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động toàn xã là 2.495 người chiếm 59% tổng dân số. Số người lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 98,7%, thời gian làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm 70% thời gian lao động. Ngoài thời gian chính lao động còn đi làm thêm các nghề phụ tạo thêm thu nhập như nghề rèn đúc lưỡi cày, dệt vải.
* Cơ cấu kinh tế
Trồng trọt: Năm 2012 và 2013, tổng diện tích gieo trồng lúa đều là 203 ha,
năng suất bình quân đạt 55,3 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 1.123,5 tấn (Bảng 2.3). Diện tích, năng suất và sản lượng ngô có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt trong năm 2013 là 2.266,5 tấn, tăng 169,94 tấn so với cả năm 2012. Trong đó, diện tích cây đậu tương đạt 298 ha, năng suất đạt 12,1 tạ/ha. Tổng diện tích gieo trồng lạc đạt 42 ha, tăng nhẹ so với năm 2012 (Bảng 2.3). Ngoài ra, trong địa bàn xã còn trồng nhiều loại cây trồng bao gồm các nhóm cây có củ (sắn, dong, giềng, khoai sọ…), rau đậu các loại (rau đậu Hà lan, củ cải, bầu bí, su su, các loại rau cải), trồng cỏ chăn nuôi, cây chè… Tuy nhiên, do thời tiết
rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng, sự sinh trưởng và phát triển của cây. Một số hộ dân chưa thực hiện chuyển đổi đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng các loại cây trồng trong xã
Cây trồng Năm 2012 Năm 2013 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Lúa 203 1.123,5 203 1.123,5 Ngô 329 973,06 330,53 1.143 Đậu tương 254,6 236,37 298 361,7 Lạc 40 54 42 56
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2012, 2013
Bảng 2.4. Số lượng gia súc, gia cầm của xã Gia súc, gia cầm Năm 2012 Năm 2013
Trâu 1.179 1.185 Bò 602 613 Ngựa - 248 Dê 834 846 Lợn 3.004 3.470 Gia cầm khác 29.242 29.930
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2012, 2013
Chăn nuôi: Ngoài trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc cũng phát triển. Năm
2013, số lượng các loại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê, lợn) và các loại gia cầm khác đều tăng so với năm 2012 (Bảng 2.4). Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm trong khu vực xã còn phát triển các đàn ong, năm 2012 có 47 tổ tăng 15 tổ so với năm 2011.Công tác chăn nuôi thú y được tổ chức thường xuyên, làm tốt công tác tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh ở gia súc đến thôn và nhân dân. Năm 2013, xã triển khai tổ chức tiêm phòng vacxin lở mồm long móng, tụ huyết trùng và
dịch tả lợn cho gia súc, gia cầm.
Bảng 2.4. Số lượng gia súc, gia cầm của xã Gia súc, gia cầm Năm 2012 Năm 2013
Trâu 1.179 1.185 Bò 602 613 Ngựa - 248 Dê 834 846 Lợn 3.004 3.470 Gia cầm khác 29.242 29.930
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bản Díu, 2012, 2013
Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 691,60 ha, chiếm
39,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Được sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước qua các chương trình dự án, công tác trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh rừng đạt nhiều kết quả trồng rừng mới năm 2005 - 2009 là 254, 5 ha. Trong đó, cây Sở và Tống Quán Sủ là 60 ha, cây Sa Mộc là 113 ha và cây Mỡ là 81,5 ha. Trong những năm gần đây do công tác quản lý khá tốt nên nạn cháy rừng không xảy ra trên địa bàn. Độ che phủ rừng tăng từ 35 - 40 %.
Thủ công nghiệp: Hiện nay, ngành nghề sản xuất nông cụ đang được khuyến
khích phát triển trên địa bàn. Tại thôn Quán Thèn, làng nghề rèn đúc nông cụ sản xuất tại được chú trọng đầu tư và phát triển. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là lưỡi cày để phục vụ sản xuất nông nghiệp với 40/103 hộ tham gia nghề rèn đúc tại thôn (chiếm 38,83%). Mặc dù, lợi nhuận thu được bình quân hàng năm tương đối lớn nhưng đây là làng nghề vất vả, đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo. Mặt khác, phải tiếp xúc với nhiều bụi than nên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người lao động.
Tóm lại, xã Bản Díu do đặc thù về dân cư chủ yếu là các dân tộc thiểu số, nhận thức về tai biến trượt lở đất còn hạn chế. Tập quán thâm canh và phát triển kinh tế nông nghiệp của các dân tộc trong khu vực nghiên cứu chủ yếu trên các khối trượtdẫn đến làm mất tính ổn định của sườn dốc, tăng nguy cơ trượt lở đất và gây thiệt hại tài sản, tính mạng của người dân.