Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hạ

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN lý môi TRƯỜNG DOANH NGHIỆP (Trang 31)

• TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại. Phân loại;

• TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo;

3. Các QCVN về môi trường

Đến hết năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuyển đổi, ban hành được 21 QCKT quốc gia về môi trường, bao gồm:

• QCVN 01:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên;

• QCVN 02:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;

• QCVN 03:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về kim loại nặng trong đất; QCVN 05:2009/BTNMT - QCKT quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

• QCVN 06:2009/BTNMT - QCKT quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

• QCVN 07: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

• QCVN 08:2008/BTNMT – QCKT quốc gia chất lượng nước mặt;

• QCVN 09:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước ngầm;

• QCVN 10:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;

• QCVN 11:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản;

• QCVN 12:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may;

• QCVN 13:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy;

• QCVN 14:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước sinh hoạt;

• QCVN 15:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất;

• QCVN 19: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

• QCVN 20: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

• QCVN 21: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;

• QCVN 22: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;

• QCVN 23: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;

• QCVN 25: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về nước thải

QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp

QCVN 01:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp chế biến cao su thiên nhiên

QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

mặt

QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngầm

QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

biển ven bờ

QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp chế biến thuỷ sản

QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp giấy và bột giấy

QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp dệt may

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải

TCVN 6772:2000 Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm

cho phép

TCVN 6980:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải

vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt

TCVN 6981:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải

vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

TCVN 6982:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải

vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

TCVN 6983:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải

vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước

TCVN 6987:2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn

QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất

thải rắn y tế

TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí

xung quanh

TCVN 5938:2005 Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một

số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh

TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với bụi và chất vô cơ

TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp

đối với một số chất hữu cơ

TCVN 5949:1998 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức

ồn tối đa cho phép

Bộ quy chuẩn Việt Nam về hàm lượng ô nhiễm giới hạn trong đất

QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép

của kim loại nặng trong đất

QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất

bảo vệ thực vật trong đất

Tiêu chuẩn Việt Nam về nước cấp sinh hoạt

TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng

09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành

* MÔI TRƯỜNG VÀ ISO 14000 Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Công nghiệp hóa nhanh và hiện đại đã đem lại cho người dân mức sống cao hơn nhưng mặt trái của nó là môi trường sống bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Số liệu thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm môi trường – Bộ Công an cho thấy, tính đến giữa năm 2010, cả nước đã phát hiện 3.600 vụ vị phạm trong đó các vụ xả nước không qua xử lý. PGS.TS Nguyễn Đắc Hy – Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường cho rằng, trong câu chuyện làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng có một “tá” các lợi ích đi kèm, tuy nhiên một trong những lợi ích có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và thực hiện bảo vệ môi trường thị lại không được nhiều doanh nghiệp mặn mà, thậm chí là né tránh”

Có nhiều ý kiến cho rằng bảo vệ môi trường là một hoạt động đầu tư tốn kém, để có lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh về giá cả, doanh nghiệp phải “hoãn” vấn đề môi trường sang một bên. Tuy nhiên, nếu có cách tiếp cận đúng và lựa chọn được phương pháp hiệu quả, với một nguồn đầu tư thích hợp doanh nghiệp vẫn có thể đáp ứng tốt yêu cầu về bảo vệ môi trường.

“Biển cấm” đã giương lên

Tuy bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới, nhưng tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đã từng bước được hoàn chỉnh, thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật.

Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường.

Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp đã bị người dân, báo chí, các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa.

Vấn đề môi trường đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt lớn từ phía cơ quan quản lý và cộng đồng. Đó sẽ là "biển cấm" đối với các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm yếu trước vấn đề này.

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực kiểm soát đầu vào và quá trình sản xuất để giảm thiểu chất thải, chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường thay vì đối phó thụ động thực hiện các yêu cầu pháp lý. Áp dụng ISO 14001 không chỉ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong con mắt khách hàng và người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN lý môi TRƯỜNG DOANH NGHIỆP (Trang 31)