0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Các giải pháp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KẾ TOÁN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN (Trang 55 -55 )

HOÀN THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN

2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Xuân Sơn.

Tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm chính xác và đầy đủ có ý nghĩa quan trọng chiến lược ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, giúp doanh nghiệp kiểm soát các chi phí có hiệu quả, xử lý kịp thời các tình huống và tính đúng tính đủ giá thành. Tính đúng, tính đủ giá thành cho biết phạm vi chi phí cần trang trải để xác định lợi nhuận thực tế, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật.

CPSX và giá thành sản phẩm trong cơ chế mới gắn chặt với lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được hưởng cũng như khoản lỗ doanh nghiệp phải chịu nên có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Xuân Sơn nói riêng. Sản phẩm ở công ty lại hết sức đa dạng về chủng loại với những kích cỡ khác nhau. Chính vì thế, công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đây không phải là vấn đề mới mẻ đối với công ty song vẫn còn một số vấn đề cần phải bàn luận, giải quyết nhằm hoàn thiện công tác kế toán, giúp cho khâu tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được chính xác và đầy đủ hơn. Phương hướng để hoàn thiện công tác quản lý nói chung cũng như hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm được chính xác và đầy đủ hơn.

Phương hướng để hoàn thiện công tác quản lý nói chung cũng như hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng là biết phát huy những ưu điểm đã đạt được, tìm biện pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại đảm bảo hạch toán đúng chế độ kế toán- tài chính hiện hành và đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.

2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thành sản phẩm

Kiến nghị 1: Về cách xác định giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo công thức: Cvl = Vx+ Vm-Vt

Trong đó:

Cvl: yếu tố chi phí nguyên liệu, vật dùng cho sản xuất trong kỳ.

Vt: Trị giá vật liệu dùng không hết nhập lại kho, giá trị phế liệu thu hồi.

Thực tế ở công ty trong quá trình sản xuất có thu hồi phế liệu nhưng công ty không tính trừ phần chi phí phế liệu thu hồi này mà chuyển sang ghi tăng thu nhập khác. Giá trị này được công ty định khoản như sau:

Nợ TK 111

Có TK 711 Giá trị phế liệu thu hồi

Trong khi, về nguyên tắc công ty phải ghi giảm vào phần chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ. Có 2 cách điều chỉnh sau:

Thứ nhất, nếu việc xuất bán phế liệu xảy ra trong kỳ( khi chưa thực hiện bút toán kết chuyển chi phí để tính giá thành), ta có thể ghi giảm trực tiếp chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp. Bút toán ghi giảm chi phí như sau:

Nợ TK 111

Có TK 6211161 Giá trị phế liệu thu hồi

Thứ hai, nếu đã thực hiện bút toán kết chuyển chi phí tính giá thành rồi, ta có thể ghi giảm trực tiếp giá thành sản xuất trong kỳ:

Nợ TK 111

Có TK 1541161 Giá trị phế liệu thu hồi

Ví dụ: Cuối năm có nghiệp vụ phát sinh: Nguyên vật liệu Bi( cả bi cân và bi đạn) được dùng vào trong quá trình nghiền nguyên vật liệu và nghiền clinker thành xi măng bột khi bị hao mòn đến một mức độ nào đó sẽ được thải ra ngoài bán phế liệu.

Theo em, công ty nên tính trừ phần giá trị phế liệu này vào giá trị bi đạn xuất dùng trong kỳ vì giá trị của bi đạn xuất dùng trong kỳ là rất lớn.

Cuối tháng 3/2011 công ty tiến hành sửa lò, thải loại bi đã cũ và gạch chịu lửa đã bị hao mòn. Công ty gom lại đem bán phế liệu, tổng số liệu thu hồi của bi là 184 648, 5kg bán với giá 15000 đ/kg thu được: 184 648, 5 x 15000= 2 769 727 500 đ

Số lượng gạch chịu lửa thu hồi là 418 574,2 bán với giá 9 600 đ thu được: 418 574,2 x 9 600= 4 018 312 320 đ

Như vậy, nếu công ty tính trừ giá trị phế liệu thu hồi thì chi phí về bi đạn được tính trong kỳ giảm 2 769 727 500 đ, làm giá thành sản phẩm giảm:

2 769 727 500 / ( 13 928+187 755) = 4 577,7(đ)

Chi phí về gạch chịu lửa được tính trong kỳ giảm 4 018 312 320 đ tuqoqng ứng với phần giảm giá thành đơn vị Đ/tấn xi măng bột PCB 30.

Kế toán ghi giảm giá thành sản xuất phát sinh trong kỳ: Nợ TK 111 : 2 451 038 330

Có TK 1541161:

Đây cũng là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí tạo điều kiện cho công ty có thể hạ giá thành sản phẩm.

Việc tính trừ giá trị phế liệu thu hồi ở các khâu sẽ giúp cho việc xác định giá thành một cách chính xác hơn, mặt khác giúp cho việc quản lý chi phí một cách hiệu

Giá trị bi xuất dùng TK = Giá trị bi tồn đầu ky + Giá trị bi nhập trong kỳ - Giá trị bi tồn cuối kỳ - Giá trị bi phế liệu thu hồi

quả hơn.

Kiến nghị 2: Về việc xuất dùng công cụ dụng cụ nhỏ và phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ.

ở công ty, một số loại công cụ nhỏ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dưới mức 1 năm như bút thử điện có giá trị 3. 050.000 đ và thời gian sử dụng dưới 1 năm, các loại xe đẩy cơm cho các bếp ăn phân xưởng, xe đạp, … có giá trị nhỏ. Đồng hồ nhiều kênh TYPE có giá trị 180 000 đ và thời gian sử dụng trên 1 năm… những trường hợp này khi xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, chỉ phân bổ 1 lần vào giá thành sẽ gây chênh lệch giá thành giữa các kỳ sản xuất, làm cho giá thành không ổn định.

Đối với những công cụ nhỏ, giá trị không lớn và thời gian sử dụng 1 năm, khi xuất dùng trong tháng công ty nên hạch toán qua tài khoản 142 “ chi phí trả trước” để tiến hành theo dõi và phân bổ dần.

Phương pháp hạch toán: - Khi xuất dùng ghi: Nợ TK 142

Có TK 153

Tiến hành phân bổ 2 hoặc nhiều lần

Ví dụ: Trong tháng 1 xuất 1 rơ le nhiệt có giá trị 6 800 000 đ, thời gian sử dụng 1 năm cho phân xưởng lò nung

- Khi xuất dùng ghi: Nợ TK 142: 6 800 000 Có TK 153 : 6 800 000

Khi phân bổ ta tiến hành phương pháp phân bổ 2 lần, lần 1 bằng 50% giá trị vật liệu. Do đó gía trị phân bổ lần 1 là 6 800 000 x 50%= 3 400 000 đ

Khi đó kế toán ghi: Nợ TK 627: 3 400 000 Có TK 142: 3 400 000

Tại công ty chi phí về công cụ lao động nhỏ chiếm tỷ trọng không nhỏ so với tổng chi phí sản xuất. Để đảm bảo cho giá thành ổn định và hợp lý giữa các kỳ, nên tiến hành hạch toán và phân bổ như đã trình bày ở trên ( tránh chênh lệch nhiều về giá thành sản xuất giữa các kỳ kế toán).

Kiến nghị 3: Về cách tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:

Điểm hạn chế trong kế toán lương là hiện nay, công ty tập hợp chi phí nhân công trên cơ sở tính tổng quỹ lương trên toàn công ty và phân bổ theo 3 khối chính: khối sản xuất, khối tiêu thụ, khối quản lý. Và toàn bộ tiền lương phân bổ cho khối sản xuất đều tính vào chi phí sản xuất công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 622 Có TK 334

Trong khi về nguyên tắc, tiền lương khối sản xuất phải được chia thành lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, tính vào TK 621 và tiền lương cho khối sản xuất phụ, phục vụ tính vào TK 627. Nhưng công ty không định khoản riêng các khoản lương trên, nên các khaonr trích trên lương cũng tính chung vào tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp.

lương công nhân quản lý phân xưởng như sau:

Căn cứ vào tiền lương thực tế của toàn khối sản xuất có thể tính tiền lương nhân viên phân xưởng bằng một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Tiền lương nhân viên phân xưởng = tỷ lệ tríchx tiền lương sản xuất

Ví dụ: Trong tháng 03/2011 công ty xác định tiền lương toàn khối sản xuất là 3 896 729 126 đ.

Giả sử tiền lương mỗi nhân viên khối phụ trợ trích 105% trên tiền lương mỗi nhân viên trực tiếp sản xuất. Trong khi, số lượng nhân viên thuộc khối phụ trợ là 737 người, công nhân trực tiếp sản xuất là 1 053 người. Nên nếu gọi tổng tiền lương nhân viên phân xưởng là Qo, tổng lương công nhân sản xuất trực tiếp là Q1. Ta sẽ có:

737 Qo= ( 105% x ) x Q1 737+ 1053 <-> Qo = 0, 4323 x Q1 Lại có: Qo + Q1 = 3 896 729 126 <-> 0,4323Qo + Q1= 3 896 729 126 Suy ra Q1 = 2 720 609 597 Qo= 1 176 119 529 Từ đó ta có định khoản: Nợ TK 622: 2 720 609 597 Nợ TK 627: 1 176 119 529 Có TK 334: 3 896 729 126

Các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ cũng được trích theo chế độ trên lương của công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng được tính vào chi phí sản xuất.

Kiến nghị 4: Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. a) Về phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở:

Theo như phần nhược điểm trên ta thấy rằng cách đánh giá sản phẩm dở dang của công ty là chưa phù hợp với bản chất phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp, điều này có thể làm ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành. Tuy nhiên, nếu Công ty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo đúng nội quy và bản chất của phương pháp đánh giá theo NVL trực tiếp thì lại cũng không phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Vì tỷ trọng của NVL trực tiếp trong giá thành chỉ chiếm khoảng 50-60%, mà chi phí NVL trực tiếp không bỏ vào hết 1 lần, sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ lại tương đối lớn.

Do đó để khắc phục nhược điểm này công ty có thể thay thế phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đang sử dụng bằng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương, hay cụ thể hơn là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.

Xuất phát từ đắc điểm sản xuất của công ty là chế biến liên tục, khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau. Vì vậy, nếu công ty áp dụng phương pháp này sẽ đảm bảo cho việc đánh giá sản phẩm dở dang được khoa hoc và hợp lý hơn. Các bước tiến hành của phương pháp như sau:

để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

Với những chi phí bỏ vào 1 lần, ngay từ đầu quy trình công nghệ thì tính cho sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Công thức tính:

Ddk + Cps

Dck = x Sd (S’d) Sht + Sd(S’d)

Với Sd là sản phẩm dở dang đã quy đổi S’d = Sd x Mức độ chế biến hoàn thành.

Phương pháp đánh giá theo sản phẩm hoàn thành tương đương này tuy có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều nhưng trong điều kiện công ty áp dụng kế toán máy thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Công ty chỉ cần thiết lập lại các công thức trong máy, cập nhật các số liệu về khối lượng sản phẩm dở dang là máy tính sẽ tự động tính ra giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ, phục vụ cho công tác tính giá thành của công ty.

Hoặc đơn giản hơn, doanh nghiệp thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo từng công đoạn sản xuất, vẫn theo công thức:

Dck+Cps Dck = x Sd Sht +Sd

Áp dụng cho mọi giai đoạn sản xuất. Cách thay đổi này vừa sử được sự thiếu nhất quán trong hạch toán và gọi tên phương pháp, vừa duy trì được phương pháp cũ đơn vị đang áp dụng. Tuy nhiên việc này sẽ khiến kế toán phải thực hiện thêm một số bút toán kết chuyển cho mỗi giai đoạn sản xuất. Nhưng vì doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting nên công tác kết chuyển vì thế sẽ đơn giản và nhanh gọn.

b) Về việc tính chi phí điện năng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

c) Chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận không thể thiếu được trong việc xác định giá thành sản phẩm. Công ty thực hiện đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng còn đánh giá thêm phần chi phí điện năng như vậy là chưa hợp lý.

Thứ nhất, chi phí điện năng là khoản chi phí sản xuất chung(chi phí dịch vụ mua ngoài ) do vậy theo nguyên tắc đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chỉ được đánh giá phần nguyên vật liệu trực tiếp.

Thứ hai, chi phí điện năng được sử dụng trong kỳ, công ty đều biết được thông qua phòng năng lượng báo xuống cho bộ phận kế toán.

Tổng chi phí về điện năng= Tổng Kw điện dùng cho sản xuất x Đơn giá

Khi ấy chi phí về diện năng sẽ được kết chuyển hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Do vậy, sẽ làm tăng giá thành sản xuất trong kỳ. Công ty cần có biện pháp phân bổ điện năng sử dụng phù hợp, chẳng hạn theo sản lượng hoang thành trong kỳ và định

Cụ thể, tháng 03 công ty hoàn thành 187 755 tấn xi măng bột PCB 30 và cuối kỳ còn 1 0653 tấn sản phẩm dở dang, giả sử với định mức điện năng quy đổi là 0,7 so với sản phẩm hoàn thành. Khi đó, ta sẽ quy đổi được mức chi phí điện năng dùng sản xuất ra 10 653 tấn sản phẩm dở dang tương đương mức chi phí điện năng tiêu thụ khi sản xuất khối lượng sản phẩm hoàn thành là:

10 653 x 0,7= 7 457, 1 (tấn)

(Tính theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương đã đề xuất ở trên).

Khi đó, ta có thể dễ dàng phân bổ chi phí điện năng phát sinh trong kỳ cho thành phẩm và sản phẩm dở dang PCB 30 như sau:

-Chi phí điện năng tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ trong kỳ(Đo) là: 7 457,1 Đo = x Đ1 7457,1+187755 <-> Đo = 0,0382 Đ1 Lại có: Đo+Đ1= 7 819 416 793 0,01674xĐ1+Đ1= 7 819 416 793 Đ1 = 7 531 705 638 đ

Chi phí điện năng phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng: Đo= 7 819 416 793 - 7 531 705 638 = 287 711 155 đ

Chi phí Đo này sẽ được kết chuyển bình thường tính giá sản phẩm. Như vậy, việc phân bổ chi phí điện năng sử dụng cho sản xuất xi măng bột PCB 30 đã làm giảm tổng giá thành một giá trị bằng 128 741 898 đồng, tương đương với giảm giá thành đơn vị là:

287 711 155/ ( 13 928 + 187 755) = 1 426,6( đồng/tấn)

Kết hợp ước tính của kiến nghị trên với chênh lệch giảm giá thành do tính toán lại từ kiến nghị 1, ta được giá thành đơn vị trong kỳ giảm là:

12 152 9 + 1 426 6= 135795 đ/tấn

Rõ ràng đây là một chênh lệch không nhỏ.

KẾT LUẬN

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KẾ TOÁN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN SƠN (Trang 55 -55 )

×