2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan
• Môi trường kinh tế : Môi trường kinh tế trong ba năm qua có nhiều biến động phức tạp không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, Sự biến động của các đồng tiền mạnh, tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn; nạn dịch cúm gia cầm, thiên tai lũ lụt; giá cả leo thang …Bên cạnh đó là sự biến động về lãi suất, lạm phát và các chính sách về tỷ giá, tình hình cạnh tranh lãi suất nóng bỏng giữa các ngân hàng, đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ký hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng mà đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, giao thông với nhiều vụ việc bê bối bị phanh phui. Chính những lý do đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư bị giảm sút.
• Môi trường pháp lý: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh chưa hoàn chỉnh. Việt Nam chưa có luật dành riêng cho bảo lãnh. Vì vậy mà hoạt động bảo lãnh phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật mà các văn bản này phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế nên dẫn đến những bất cập trong việc thực thi.
• Chính sách, kế hoạch phát triển: Hiện nay tất cả các hoạt động tại chi nhánh đều thực hiện theo kế hoạch do NHCT Việt Nam đưa ra. Hoạt động bảo lãnh cũng không phải là một ngoại lệ, chỉ dựa trên những mục tiêu chiến lược chung và những chỉ tiêu do NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh cho cả một giai đoạn, một thời kỳ. Với cách thức quản lý như vậy rất cứng nhắc, thiếu linh hoạt và không phát huy được tính tự chủ của chi nhánh.
• Nguyên nhân từ phía khách hàng : Trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh của ngân hàng nhưng số doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì không nhiều. Điều đó tạo ra một áp lực lớn đối với ngân hàng khi thẩm định để ra quyết định có bảo lãnh hay không.
2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan
• Vốn tự có của ngân hàng còn nhỏ. Trong khi đó, điều kiện tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng là quy mô bảo lãnh thường phụ thuộc vào mức ủy quyền phán quyết của tổng giám đốc cho các giám đốc của các chi nhánh các cấp. Do vậy, khi khách hàng có nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn thì ngân hàng không thể một mình đáp ứng nhu cầu bảo lãnh. Mà nếu chờ để được NHCT Việt Nam cho phép thì sẽ bị lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng cũng như khách hàng. Vì thế, NHCT Sông Nhuệ sẽ phải dùng biện pháp mời các ngân hàng cùng tham gia đồng bảo lãnh. Mặc dù vậy, sự phối hợp
giữa các ngân hàng không phải khi nào cũng được nhịp nhàng và thống nhất. • Trên thực tế, mặc dù đa số cán bộ của NHCT Sông Nhuệ là có trình
độ đại học trở lên và thường xuyên được đào tạo nhưng trình độ thẩm định dự án vẫn chưa cao, chưa đủ sức đáp ứng được hết những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Trình độ ngoại ngữ, khả năng soạn thảo các điều khoản của bảo lãnh khi phát hành bảo lãnh còn chưa rõ ràng, chuẩn xác.
• Công tác Marketing để thu hút những khách hàng mới còn rất hạn chế. Ngân hàng chủ yếu thụ động chờ khách hàng tìm đến mình chứ chưa thực sự đưa ra được chiến lược Marketing cụ thể nhằm mở rộng phạm vi hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh.