HỢP NHẤT KINH DOANH VÀ BCTC HỢP NHẤT

Một phần của tài liệu Bài giảng MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO (Trang 50)

Nội dung:

3.1. Hợp nhất kinh doanh3.2. Hợp nhất BCTC 3.2. Hợp nhất BCTC

3.3. Soạn thảo, trình bày BCTC hợp nhất3.1. HỢP NHẤT KINH DOANH 3.1. HỢP NHẤT KINH DOANH

a) Hợp nhất kinh doanh (Business Combination):

Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo.

Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua). Như vậy, nếu một doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác không phải là các hoạt động kinh doanh thì việc kết hợp các đơn vị này không phải là hợp nhất kinh doanh.

+ Các hình thức hợp nhất

- Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;

- Một doanh nghiệp mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác; - Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác; - Một doanh nghiệp mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác.

+ Hợp nhất có thể dẫn đến quan hệ công ty Mẹ - Con, hoặc không.

Ví dụ: Mua lại tài sản thuần (kể cả lợi thế TM) của một doanh nghiệp không dẫn đến quan hệ công ty Mẹ -Con.

b) Phương pháp Hợp nhất kinh doanh: + Phương pháp Giá mua:

Mua doanh nghiệp là nhằm nắm giữ quyền kiểm soát Tài sản thuần và Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

- Giá trị hợp lý của TS, NPT của doanh nghiệp bị mua được cộng gộp chung với giá trị ghi sổ TS, NPT của bên mua. Bên mua xác định Vốn CSH trên cơ sở gộp chung này.

- Mua hoán đổi: Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu bị mua bởi một doanh nghiệp nhỏ hơn nhưng có một số lợi thế quan trọng (như đã được niêm yết trên TTCK), sau đó bên bị mua kiểm soát ngược trở lại bên mua do đủ điều kiện về tỷ lệ vốn cổ phần kiểm soát.

+ Phương pháp Hợp nhất vì lợi ích chung

Theo đó, các doanh nghiệp cùng tập hợp nguồn lực để khai thác, nhưng không xác định được Bên mua. Giá trị ghi sổ của Tài sản, nguồn vốn của các bên sẽ trở thành Tài sản và nguồn vốn tương ứng của công ty mới tạo thành (với điều kiện việc xác định giá trị phù hợp giữa các bên mà không cần có chung phương pháp hạch toán).

Bước 1: Xác định bên mua

Mọi trường hợp HNKD đều phải xác định được Bên mua - là bên sẽ nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác.

Việc xác định bên mua phải thực hiện theo quy định từ đoạn 17 đến đoạn 23 của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh.

Bước 2: Xác định giá phí hợp nhất

Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhất, bao gồm:

Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc HNKD.

Bên mua xác định giá phí hợp nhất kinh doanh theo quy định từ đoạn 24 đến đoạn 35 của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh

Bước 3: Tại ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trả và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.

Tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu trong hợp nhất đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Việc xác định giá trị hợp lý của từng loại tài sản, nợ phải trả, nợ tiềm tàng theo hướng dẫn trong đoạn A16 của Phụ lục A Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh. (Trang 25, QĐ 100/2005)

CÁC VÍ DỤ VỀ HỢP NHẤT KINH DOANH

Ví dụ 1: Hợp nhất liên quan đến mua toàn bộ tài sản thuần, có phát sinh lợi thế thương mại và không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con.

Ngày 01/01/X1 Công ty (B) mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng cách phát hành cho Công ty (S) 10.000CP mệnh giá 10.000 đ/CP, giá trị

thị trường là 60.000 đ/CP. Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty (S) mà Công ty (B) phải chi bằng tiền mặt là 40.000.000đ. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty (B) chi bằng tiền mặt là 25.000.000đ. Sau khi mua, chỉ có Công ty (B) tồn tại, còn Công ty (S) giải thể.

Trường hợp này, bên mua đã được xác định rõ là (B), do vậy bên (B) sẽ thực hiện tiếp bước 2 và 3 như sau:

Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh

Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu do (B) đã phát hành

60.000 đ x 10.000 = 600.000.000 đ

Chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh

40.000.000 đ

Cộng giá phí hợp nhất kinh doanh 640.000.000 đ

Giá trị cổ phiếu phát hành của Công ty (B) được xác định bằng giá trị hợp lý của chúng trừ (-) đi chi phí phát hành cổ phiếu:

Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu do

(B) đã phát hành 600.000.000 đ

Chi phí phát hành cổ phiếu (25.000.000 đ)

Giá trị cổ phiếu phát hành: 575.000.000 đ

Ngay sau khi xác định được giá phí hợp nhất kinh doanh (640 triệu), giá phí này phải được phân bổ cho tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng (nếu có).

- Mỗi tài sản và nợ phải trả đã mua được đánh giá theo giá trị hợp lý tại ngày mua.

- Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất lớn hơn (>) phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng đã mua được gọi là lợi thế thương mại.

- Khoản này được phân bổ dần vào chi phí và phản ánh vào Báo cáo kết quả kinh doanh của Bên mua trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

Giả sử tại ngày 31/12/X0, Bảng Cân đối kế toán của Công ty (S) như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý

TÀI SẢN

- Tiền 20.000.000 20.000.000

- Phải thu của khách hàng 25.000.000 25.000.000

- Hàng tồn kho 65.000.000 75.000.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất) 40.000.000 70.000.000

Một phần của tài liệu Bài giảng MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w