GIỚI, VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Mỹ
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2010, trang 48, 49) và theo Nguyễn Thị Minh Phương (2013, trang 66, 67), kế toán trách nhiệm được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ và mang tính tiên phong trên thế giới, với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích cho thiết lập quyết định quản trị thông qua các kỹ thuật định lượng thông tin. Kế toán quản trị ở Mỹ phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên giai đoạn nào cũng khẳng định thông tin tài chính để hoạch định và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh là quan trọng. Theo đó, Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu và áp dụng mạnh mẽ ở các công ty lớn như GM, Ford Motor, Kodak, IBM,… Những nội dung nổi bật về tổ chức kế toán trách nhiệm (KTTN) ở các công ty này thể hiện như sau:
- KTTN được tổ chức nhằm thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức, trên cơ sở có sự phân quyền trong tổ chức, và gắn với quan điểm kiểm soát được về phạm vi của đơn vị mà nhà quản trịđược quyền quản lý.
Nhóm: 5 Trang: 24
- Trung tâm trách nhiệm là một khu vực, bộ phận của tổ chức mà một nhà quản lý cụ thể chịu trách nhiệm về nó. Các công ty thường tổ chức theo bốn trung tâm trách nhiệm và gắn với các cấp quản lý khác nhau gồm: Các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
+ Các trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm chỉ gánh chịu chi phí và không tạo ra thu nhập trực tiếp từ việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Theo đó, các nhà quản lý chịu trách nhiệm chỉ với những hạng mục chi tiêu được cụ thể hóa. Trung tâm này thường gắn với bậc quản lý cấp cơ sở và mục tiêu thích hợp cho một trung tâm chi phí là sự tối thiểu hóa chi phí trong dài hạn. Tuy nhiên, những sự tối thiểu hóa chi phí trong ngắn hạn có thể sẽ không hợp lý và thực tế sẽ khó thực hiện.
+ Các trung tâm doanh thu: Là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu. Theo đó, các nhà quản lý của trung tâm này cũng có thể chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát chi phí phát sinh tại đơn vị mình phụ trách.
+ Các trung tâm lợi nhuận: Là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm và kiểm soát được cả vềdoanh thu và chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó.
+ Các trung tâm đầu tư: Là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm và kiểm soát đáng kể lên thu nhập, chi phí, vốn đầu tư. Trung tâm này thường gắn với bậc quản lý cấp cao.
Các công ty thường tiến hành phân loại chi phí theo mức độ hoạt động (Định phí, biến phí, chi phí hỗn hợp) để phục vụ cho việc phân tích biến động giữa chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn; từ đó tìm ra nguyên nhân của sự biến động nhằm kiểm tra những nguyên nhân chính yếu, và tiến hành những đo lường, điều chỉnh cần thiết đối với những hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Hệ thống báo cáo trách nhiệm được các công ty tổ chức thực hiện khá hoàn hảo. Theo đó, trách nhiệm báo cáo gắn với từng trung tâm trách nhiệm cụ thể thông qua các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra, và báo cáo
Nhóm: 5 Trang: 25
phân tích về sự biến động giữa kết quả thực hiện với kế hoạch, đồng thời tìm ra nguyên nhân tác động đến sự biến động đó.
Theo Trần Văn Tùng (2010), quy trình lập hệ thống báo cáo trách nhiệm của đa sốcác công ty được thực hiện qua 3 bước như sau:
+ Bước 1: Phân chia có cấu tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm, và chuẩn bị dự toán chi phí, thu nhập cho mỗi trung tâm trách nhiệm.
+ Bước 2: Đo lường kết quả hoạt động của mỗi trung tâm trách nhiệm.
+ Bước 3: Chuẩn bị những báo cáo kết quả hoạt động kịp thời, so sánh những lượng thực tế với lượng được dự toán.
Mô hình KM Star được các nhà khoa học thuộc hệ thống trường đại học Pennsylvania State University – Mỹ công bố vào năm 2004 nhưng việc áp dụng mô hình này chưa được phổ biến rộng rãi. Để đánh giá toàn diện thành quả hoạt động của các trung tâm, thông thường các công ty lớn, tập đoàn ở Mỹ sử dụng mô hình Balance Scorecard (BSC). Bên cạnh đó, các công ty lớn, tập đoàn ở Mỹ lại tập trung chú trọng vào việc lập các Báo cáo phát triển bền vững dựa vào khung hướng dẫn của GRI (IRRC Institute, 2013). Báo cáo thường tập trung vào các vấn đề sau:
- Sựthay đổi khí hậu; - Quản lý môi trường; - Sử dụng nguồn nước; - Chất thải nguy hiểm; - Quản lý chất thải; - Xây dựng Sản phẩm ; - Lao động; - Nhân quyền; - Đạo đức.
Nhóm: 5 Trang: 26
3.2. Tổ chức kế toán trách nhiệm ởcác nước Châu Âu
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2010, trang 50, 51) và theo Nguyễn Thị Minh Phương (2013, trang 67, 68), kế toán quản trị trong công ty ở một số nước Châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha … tiêu biểu cho nền kế toán quản trị gắn kết chặt chẽ với quy định của kế toán tài chính, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ, và có sự ảnh hưởng đáng kể của Nhà nước trong tiến trình hình thành, phát triển. Kế toán quản trị của các nước này cũng được chuyên môn hóa cao và định hướng nội dung kế toán quản trị, với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản trị, trong đóđề cao vai trò của các thông tin phục vụ kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị của từng nhà quản lý. Theo đó, kế toán trách nhiệm cũng được áp dụng rộng rãi và nội dung thể hiện như sau: - Tổ chức kế toán trách nhiệm theo một hệ thống kế toán cung cấp thông tin nội bộ để đánh giá những nhà quản lý theo những đối tượng có thể kiểm soát được, và trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đó phải có sự phân quyền rõ ràng
- Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào cấp bậc quản lý, và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân thành những trung tâm trách nhiệm gắn với từng loại trung tâm trách nhiệm, điều này thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1-1: Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào cấp độ quản trị
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Giám đốc tài chính Giám đốc Sản xuất Giám đốc marketing Quản lý bộ phận Quản lý bộ phận Quản lý bộ phận Trung tâm Đầu tư Trung tâm Lợi nhuận Trung tâm Chi phí
Nhóm: 5 Trang: 27
- Một trung tâm trách nhiệm là một điểm trong một tổ chức nơi mà sự kiểm soát lên thu nhập hay chi phí được đặt ở đó, ví dụ phân khu, bộ phận, hay một thiết bị máy móc nào đó. Các công ty thường tổ chức theo ba kiểu trung tâm trách nhiệm:
+ Các trung tâm chi phí: là phân khu của công ty nơi gánh chịu các chi phí nhưng không tạo ra thu nhập.
+ Các trung tâm lợi nhuận: là một phần của công ty mà có sự kiểm soát cả thu nhập và chi phí, nhưng không có sự kiểm soát lên quỹđầu tư.
+ Các trung tâm đầu tư: là nơi mà nhà quản lý có quyền đưa ra các quyết định đầu tư vốn.
- Các thước đo nhằm đo lường kết quả hoạt động quản lý của từng trung tâm trách nhiệm, điều này được thể hiện như sau:
Trung tâm Đo lường
- TT Chi phí - Kiểm soát chi phí
- Số lượng và chất lượng của dịch vụ - TT Lợi nhuận Khả năng sinh lời
- TT Đầu tư - ROI - RI
- Các nhà quản trị thực hiện đánh giá kết quả biểu hiện của các bộ phận thông qua các báo cáo trách nhiệm, như báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích gắn trách nhiệm báo cáo với từng trung tâm trách nhiệm cụ thể. Đặc biệt đối với các báo cáo lợi nhuận bộ phận thì chỉ tiêu chi phí được phân chia thành biến phí và định phí, nhằm đanh giá phần đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của toàn công ty được chính xác hơn.
Theo Trần Văn Tùng (2010), quy trình lập hệ thống báo cáo trách nhiệm của đa số các công ty ở các nước Châu Âu thường được thực hiện qua bốn bước như sau:
Nhóm: 5 Trang: 28
+ Bước 1: Cơ cấu tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm
+ Bước 2: Chuẩn bị dự toán về các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho mỗi trung tâm trách nhiệm.
+ Bước 3: Đo lường kết quả hoạt động của mỗi trung tâm trách nhiệm thông qua hệ thống chỉtiêu đánh giá nội bộ
+ Bước 4: Lập hệ thống báo cáo kết quả hoạt động kịp thời, so sánh những lượng thực tế với lượng được dự toán.
Cùng giống như ở Mỹ, để đánh giá toàn diện thành quả của các trung tâm, thông thường các công ty lớn, tập đoàn ở Châu Âu sử dụng mô hình Balance Scorecard (BSC) và chú trọng vào việc lập các Báo cáo phát triển bền vững dựa vào khung hướng dẫn của GRI (European Commission, 2009).
3.3. Tổ chức kế toán trách nhiệm ởẤn Độ
Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2010, trang 53, 54) và theo Nguyễn Thị Minh Phương (2013, trang 70), kế toán quản trị trong công ty ở một số nước Châu Á nói chung và Ấn Độ nói riêng, là nền kế toán quản trị còn non trẻ, manh mún, lệ thuộc và hỗn hợp các khuynh hướng khác nhau. Vấn đề áp dụng kế toán quản trị chỉ ở các công ty có quy mô hoạt động lớn; nội dung kế toán quản trị thường một phần do được chuyển giao, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những công ty mẹ ở nước ngoài rất hiện đại; một phần được những công ty trong nước xây dựng, cập nhật trên nền tảng quản trị hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện của chính họ.
Các công ty ở Ấn Độ khi áp dụng kế toán quản trị đã xem kế toán trách nhiệm là một nội dung quan trọng, và họ thường tổ chức theo sựhướng dẫn của Viện nghiên cứu chi phí và hoạt động của các kế toán viên Ấn Độ (ICWAI). Nội dung kế toán trách nhiệm được tổ chức trong các công ty như sau:
- Theo các nhà quản trị công ty, kế toán trách nhiệm là một bộ phận chủ yếu của kế toán quản trị, theo đó trách nhiệm giải trình được thiết lập dựa theo trách nhiệm được ủy quyền đến những cấp độ khác nhau của hệ thống quản lý và thông tin quản lý. Hệ thống báo cáo được xây dựng để cung cấp những phản
Nhóm: 5 Trang: 29
hồi thích đáng, tương xứng với trách nhiệm được giao. Theo hệ thống này, những khu vực của hệ thống hay những đơn vị của một tổ chức dưới sự kiểm soát của một cá nhân được phát triển như những trung tâm trách nhiệm, và được đánh giá riêng lẽ cho những kết quả hoạt động của nó.
- Vì mục đích kiểm soát kết quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm, các công ty thiết kế cơ cấu tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm sau: Các trung tâm chi phí, các trung tâm lợi nhuận và các trung tâm đầu tư.
+ Trung tâm chi phí: là một trung tâm trách nhiệm mà chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động tài chính theo các chi phí nó phải gánh chịu. Nói cách khác, những kết quả hoạt động được đo lường trong một trung tâm chi tiêu, là hiệu quả của hoạt động trong trung tâm đó dưới dạng sốlượng của đầu vào được sử dụng, để tạo ra một lượng đầu ra được cho trước này đó. Cách thực hiện chính là so sánh đầu vào thực tế với một sự tận dụng có hiệu quả nhất. Sự biến động giữa tiêu chuẩn ngân sách và thực tế sẽ chỉ ra tính hiệu quả của bộ phận đó. + Trung tâm lợi nhuận: là trung tâm trách nhiệm mà các đầu vào, đầu ra được đo lường bằng những đơn vị tiền tệ. Nói cách khác, cả chi phí và thu nhập của trung tâm đều được tính toán, lý giải. Phân tích lợi nhuận có thể được sử dụng như một cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của nhà quản lý bộ phận, một trung tâm lợi nhuận, cũng như dữ liệu thêm vào đề cập đến các khoản thu nhập, và cần phân biệt thành biến phí và định phí trong các chỉ tiêu chi phí, để xác định cụ thể số dư bộ phận, cũng như phần đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty đối với từng trung tâm lợi nhuận cụ thể. Do vậy, nhà quản lý có thể xác định một khu vực nào đó thể hiện tính hiệu quảkhi đạt đến những mục tiêu của nó.
+ Trung tâm đầu tư: Một trung tâm mà các tài sản được sử dụng cũng được đo lường cùng với những sự đo lường đầu vào, đầu ra được gọi là trung tâm đầu tư. Các đầu vào được giải thích dưới dạng các chi phí, các đầu ra được giải thích dưới dạng thu nhập, và các tài sản được sử dụng thì được giải thích dưới dạng giá trị. Nó là sựđo lường rộng nhất, theo ý nghĩa rằng kết quả hoạt động
Nhóm: 5 Trang: 30
không chỉ được đo lường theo lợi nhuận, mà còn tính đến cả những tài sản được sử dụng để tạo ra được các lợi nhuận đó. Các phương pháp xác định ROI, RI được sử dụng phổ biến đểđánh giá trách nhiệm của trung tâm này.
Tình hình lập Báo cáo phát triển bền vững dựa vào khung hướng dẫn của GRI của các công ty lớn, tập đoàn ởẤn Độ và một sốnước khác như sau:
Hình 1-2: Số lượng các công ty lớn, các tập đoàn lập Báo cáo phát triển bền vững (tính đến T.6/2012)
Nguồn: Emergent Ventures India Pvt. Ltd.
3.4 Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Việt Nam
Còn ở Việt Nam, kế toán quản trị - kế toán trách nhiệm còn khá mới mẻ. Xu hướng phát triển và hội nhập đặt kế toán trách nhiệm trong những vai trò và vị trí quan trọng. Vậy, khi vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong thực tế công tác kế toán ta cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Qua thực tế nghiên cứu và khảo sát một số các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay như: công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giống Gia Súc Hà Nội, Tổng Công ty Viglacera – Công ty Cổ phần Bá Hiến, Công ty Cổ phần Xuân Hòa Viglacera, ... nhận thấy rằng:
Ưu điểm:
- Trong cơ cấu bộ máy quản lý của các công ty, các bộ phận, phòng ban được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Nhóm: 5 Trang: 31
- Ở các công ty đã có sự phân cấp quản lý khá hợp lý, có sự phân công, phân quyền cụ thểnhư việc quản lý vốn, sử dụng tài sản, chú trọng việc lập dự toán và đánh giá tình hình thực hiện chi phí, doanh thu kịp thời tại các đơn vị.
- Định kỳ, các chi nhánh lập đầy đủ các báo cáo về doanh thu, chi phí gửi về Công ty.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đã được quan tâm bằng việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, thuận lợi cho việc trích lọc dữ liệu.
Hạn chế:
- Việc phân cấp quản lý: Mặc dù các công ty đã tổ chức phân cấp quản lý, phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho các chi nhánh, phòng ban song chưa vận