Thí nghiệm: Hình18.1 SGK / 58.

Một phần của tài liệu Giáo án Vật Lý 6 (Trang 33)

lọt qua vòng kim loại nữa không ?( quả cầu không lọt qua vòng kim loại )

+ Nhúng quả cầu đã hơ nóng vào nước lạnh – quả cầu có lọt qua vòng kim loại không ?( quả cầu lọt qua vòng kim loại )

+ Hướng dẫn h/s trả lời câu hỏi.

+ C1. Tại sao sau khi bị hơ nóng , quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu nở ra khi nóng lên ).

+ C2. Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu co lại khi lạnh đi ).

* Hoạt động 3 : Rút ra kết luận.

@. Yêu cầu học sinh đọc kết luận. H/s khác nhận xét, giáo viên chốt lại kết luận.

+ C3. a/ Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên. b/ Thể tích quả cầu giãm khi quả cầu lạnh đi. +.Vậy chất rắn nở ra khi nào ? và co lại khi nào ? - Ghi kết luận vào vở.

* Hoạt động 4 : So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn.

+ Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, vậy các chất rắn khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau hay không ?

+ Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100 cm.

- Đọc bảng và trả lời câu hỏi .Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?

+ C.4. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôn nở nhiều nhất, rồi đến đồng và sắt.

Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Nêu thí dụ thực tế.

* Họat động 5 : Vận dụng.

II. Kết luận.

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

III. Vận dụng.

4. Củng cố :

- Chất rắn nở ra khi nào ? Co lại khi nào ?

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?

- C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi dược nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.

- C6: Nung nóng vòng kim loại.

- C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra (tháp cao lên ).

- BT 18.1. D. Khối lượng riêng của vật giảm. ( Vì D = m

V mà V tăng thì D sẽ giảm ).

- BT 18.2. B . Hơ nóng cổ lọ. 5. Dặn dò :

- Học bài.

- Bài tập: 18.3 → 18.5

- GV hướng dẫn BT về nhà cho h/s.

- Tại sao nước nấu trong ấm không nên đỗ thật đầy?

- Đọc lại phần có thể em chưa biết / 59 SGK.

- Chuẩn bị bài : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

Một phần của tài liệu Giáo án Vật Lý 6 (Trang 33)