Khó khăn từ phía cơ chế chính sách của Nhà nớc

Một phần của tài liệu thực trạng vai trò hỗ trợ của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 26 - 28)

Trong thời gian qua, các cơ chế chính sách quản lý về kinh tế của chính phủ tuy đã có nhiều sửa đổi song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém. Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ nhập khẩu nói riêng vẫn cha rõ ràng và còn nhiều bất cập, khiến cho các ngân hàng có thái độ rụt rè trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động nhập khẩu.

Luật Ngân hàng Nhà nớc và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/98, song việc ban hành các văn bản dới luật để đa những quy định này vào đời sống kinh tế còn thiếu, chậm, cha đồng bộ, cha hoàn chỉnh. Những khe hở vẫn tồn tại khiến cho kẻ xấu lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của Nhà nớc và các cá nhân. Thêm vào đó, các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam cha ổn định, thủ tục rờm rà, phức tạp làm cản trở việc nhập khẩu hàng hoá, gián tiếp ảnh hởng đến hoạt động tài trợ của ngân hàng. Đến nay, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam vẫn áp dụng thuế phần trăm trên cơ sở giá CIF, có 19 mức thuế suất cơ bản và 6 mức thuế suất riêng, điểm cao nhất là 100% và thấp nhất là 0%. Mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền của Việt Nam là 16,2%, gấp trên 2 lần mức trung bình của các nớc thành viên ASEAN (7,3%). Quy định này cha thực sự phù hợp với thực tiễn nhập khẩu ở nớc ta, bởi vì nhu cầu nhập khẩu hiện nay của nớc ta là rất lớn.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy hớng dẫn thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn thiếu, mỗi ngân hàng thơng mại tự lập cho mình một quy trình riêng dựa trên cơ sở UCP 500. Theo đó, những trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể tham gia hợp đồng ngoại thơng đựơc phân định. Song do UCP 500 là thông lệ quốc tế, trong khi luật pháp, tập quán và thực tiễn hoạt động ngân hàng của từng nớc, từng vùng, từng khu vực có sự khác biệt không nhỏ, cách hiểu và vận dụng UCP 500 giữa các ngân hàng cũng không thống nhất dẫn đến những tranh chấp trong thanh toán, làm ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động tài trợ.

Ngoài ra, quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam cũng cha thật ổn định. Tỷ giá biến động tăng hay giảm đều làm ảnh hởng đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Có thể là ảnh hởng tích cực, cũng có thể là ảnh hởng tiêu cực, song dù thế nào đi chăng nữa thì bất cứ sự thay đổi nào diễn ra trong khi doanh nghiệp cha chủ động thì đều có ảnh hởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

So với các nớc phát triển, các doanh nghiệp nhập khẩu nớc ta cũng bị thiệt thòi hơn do Chính phủ cha có chính sách thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu, cha có những chính sách tài trợ khuyến khích nhập khẩu và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp khi có những thay đổi về giá cả thị trờng hoặc do các nguyên nhân khác.

Đứng trớc những khó khăn đó, nhiệm vụ của VCB là phải chuyển hớng hoạt động để nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh đối ngoại.

Tóm lại:

Trải qua hơn 40 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam là một tổ chức kinh tế đã phát triển vững vàng, phục vụ đắc lực cho sự hng thịnh của nớc nhà. Không chỉ là một ngân hàng có uy tín cao, thu hút đợc nhiều khách hàng nhờ các loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng, có chất lợng tốt, mà VCB còn luôn đi đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu.

Với mục đích đi sâu nghiên cứu hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VCB, chơng 2 của khoá luận đã tập trung phân tích thực tế nghiệp vụ này để thấy rõ những thành công lớn đã , đang và sẽ đa VCB lên một tầm cao mới, trở thành một ngân hàng quốc tế trong khu vực. Đồng thời, chỉ ra những khó khăn, hạn chế hiện tại mà VCB phải đơng đầu và khắc phục chúng chính là nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thơng để vững vàng tiến lên trong môi trờng kinh doanh đầy cạnh tranh trớc mắt.

Trong chơng 3, khoá luận sẽ đa ra đề xuất về một số giải pháp thực tiễn để VCB nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ của mình.

Một phần của tài liệu thực trạng vai trò hỗ trợ của ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 26 - 28)