Các nhân tố chủ quan:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

• Đội ngũ cán bộ chuyên trách cho vay tiêu dùng còn thiếu:

Với Ngân hàng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thì tiềm lực để phát triển CVTD là rất lớn. Ngân hàng có được uy tín cao từ khách hàng, nằm trong địa bàn có nhu cầu cho vay tiêu dùng cao, có nguồn lực về tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên do ngân hàng tập trung chú trọng vào cho vay đối với các doanh nghiệp nên đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng được tổ chức chủ yếu để phục vụ đối tượng này. Chính vì vậy, khi có các khoản vay tiêu dùng phát sinh với số lượng lớn thì thiếu bộ phận chuyên trách lĩnh vực này. Mặc dù cán bộ tín dụng có thể đảm đương được một vài khách hàng, nhưng với đặc điểm của cho vay tiêu dùng là khoản vay nhỏ, và rất đông khách hàng thì các cán bộ này không thể đảm trách nổi.

• Thủ tục vay vốn.

Hiện nay thủ tục vay vốn còn khá rườm rà, phức tạp, gây tâm lý ngần ngại cho người đến vay vốn. Mặt khác khách hàng không phải ai cũng hiểu và biết các thủ tục, hồ sơ cần phải làm khi đên vay vốn. Chình vì vậy, để có được một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác thì các khách hàng phải đi lại nhiều, làm mất thời gian của họ, từ đó giảm những mong muốn tới ngân hàng vay tiền của khách hàng.

• Quy trình cho vay tiêu dùng

Chưa có được sự linh hoạt vì còn áp dụng cứng nhắc quy trình tín dụng tổng quát.

• Chính sách tín dụng ngân hàng

Ngân hàng tập trung quá nhiều vào khách hàng là cán bộ công nhân viên Nhà nước, do đó chưa đa dạng hóa được đối tượng khách hàng, các cácn bộ nhân viên thuộc thành phần kinh tế khác chưa được quan tâm đúng mức.

• Chính sách lãi suất:

Chưa có sự linh hoạt, ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chính sách lãi suất của hệ thống ngân hàngVCB.

• Chính sách Marketing

Chính sách Marketing của Ngân hàng chưa có sự phân đoạn cho cho vay tiêu dùng, mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, quảng bá các sản phẩm dịch vụ liên quan đến mảng huy động vốn. Chính sách Marketing của ngân hàng chưa làm bật lên được các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp cho cho vay tiêu dùng.

• Công nghệ ngân hàng và cơ sở vật chất:

Do công nghệ ngân hàng vẫn chưa được ứng dụng một cách đầy đủ và hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc quản lý lưu trữ hồ sơ và các thông tin về khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khăn trong việc tra cứu cũng như xem xét thông tin khách hàng. Ngân hàng cần có sự đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm tạo ra sự hợp lý và hiệu quả trong hoạt động. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w