Giao diện Compact Control Builder

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát hệ thống băng tải cho mỏ than Cao Sơn (Trang 49)

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN, GIAO DIỆN VẬN HÀNH DÙNG PLC

3.3.2. Giao diện Compact Control Builder

Phần này cung cấp thông tin ngắn gọn về Compact Control Builder, và giao diện bên trong nó.

a. Các chương trình và Project

Sau đây mô tả các hệ thống phân cấp giữa các project, các ứng dụng, các chương trình, và nhiệm vụ trong Compact Control Builder.

• Một project bao gồm dữ liệu của các thư viện, ứng dụng, kết nối phần

cứng,...nó cũng nhóm các thư viện, các ứng dụng và các kết nối phần cứng theo kiểu cấu trúc dạng nhánh trong Project Explorer.

• Mỗi ứng dụng bao gồm các chương trình và các đối tượng bổ xung (data types, function block types, control module types) trong các ứng dụng. • Mỗi chương trình được kết nối tới 1 nhiệm vụ, mô tả hoạt động của chương

trình. Nó cũng có thể kết nối các hàm riêng lẻ và các mô đun điều khiển cho các nhiệm vụ khác nhau.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Hình 3.14 : Trình tự thiết kế một Project

b. Các mẫu Project

Khi tạo Project, phần mềm Compact Control Builder có các Project mẫu sau: • AC800M: Sử dụng cho ứng dụng thông thường.

• SoftController: Sử dụng để phát triển, không truy nhập tới PLC.

• EmptyProject: Bao gồm một cấu hình tối thiểu và hệ thống folder được chèn vào. Một empty project chỉ bao gồm các hàm phần sụn hệ thống cần thiết, không có các hàm phần cứng hoặc ứng dụng mở rộng.

c. Project Explorer

Project Explorer là giao diện bên trong công cụ lập trình Control Builder. Nó hiển thị project hiện tại. Chỉ có một project được mở tại một thời điểm.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Hình 3.15 : Giao diện khởi động.

d. Title Bar, Menu Bar, and Tool Bar :

+ Title bar chỉ ra tên project.

+ Menu bar bao gồm menu drop-down: File, Edit, View, Tools, Window,

và Help.

+ Tool bar bao gồm các biểu tượng giống như shortcuts

e. Khung Project Explorer :

Khung Project Explorer bao gồm 3 folder chính, xem hình 11: • Libraries folder.

• Applications folder. • Controllers folder.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Hình 3.16 : Project Explorer

f. Libraries Folder :

Khi tạo một project, Libraries folder bao gồm folder hệ thống (bao gồm các hàm phần sụn có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng) và các biểu tượng thư viện cơ bản (có 2 thư viện luôn được kết nối tới project).

Bên cạnh đó, Libraries folder gồm folder phần cứng với các mục bao gồm các loại phần cứng cơ bản (BasicHWLib).

Khi tạo mới một project, cả hai thư viện chuẩn và thư viện do người dùng tạo ra có thể thêm vào Libraries và Hardware folders.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Hình 3.17: Tạo kiểu trong thư viện

• Một thư viện chỉ có thể thêm vào một application nếu trước đó nó đã được thêm vào trong Libraries folder. Một thiết bị phần cứng chỉ có thể được kết nối tới một cấu hình bộ điều khiển nếu nó tương ứng với thư viện phần cứng trước đó được thêm vào trong Hardware folder.

• Thông tin thêm về các thư viện, xem Online Help.

g. Applications Folder

• Applications folder chứa code để download xuống PLC. Các câu lệnh này có thể lưu trữ trong chương trình, hoặc trong các mô đun điều khiển. Phương pháp lựa chọn phụ thuộc vào các yêu cầu của các application cụ thể.

• Applications folder bao gồm các folder application và các application khác. Để tạo ra một application folder mới trong một application, click chuột phải lên

application

và chọn New Folder. Application folder mới có thể bao gồm cả application và application folder.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

• Do đó, nó có thể cấu trúc và nhóm các application trong Project Explorer. Nó cũng có thể di chuyển các application và application folder trong folder bằng cách kéo và thả các đối tượng.

• Các folder thư viện kết nối bao gồm tất cả các thư viện được kết nối tới các application riêng biệt. Các thư viện được kết nối bằng cách right-clicking lên folder và chọn Connect Library. Tuy nhiên, chỉ có các thư viện được đưa vào project là có thể kết nối tới một application. Nếu yêu cầu truy nhập các kiểu bên trong thư viện, nó phải kết nối tới application. Kết nối một thư viện tới một

application bằng cách right-clicking lên Connected Libraries icon và chọn một thư viện từ menu drop-down.

Hình 3.18: Context menu kết nối một thư viện tới application

• Application folder bao gồm 3 folder con: Data Types, Function Block Types, và Control Module Types. Người dùng có thể chèn vào một kiểu có sẵn (từ project khác) hoặc tạo ra một kiểu mới trong 3 sub-folders.

• Có 2 cách tạo ra code, trong chương trình hoặc trong các mô đun điều khiển. Mô đun điều khiển được đặt trong Control Module folder, trong khi các chương trình nằm trong program folder.

• Program folder trong application mặc định bao gồm 3 chương trình. Mỗi chương trình được kết nối tới một công việc mặc định. Các kết nối mặc định có thể được thay đổi, cũng như các nhiệm vụ của nó và chương trình có thể được thêm vào .

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Hình 3.19 : Tạo kiểu, modul điều khiển hoặc chương trình trong Application • Code có thể được kiểm tra lỗi bằng cách click lên Check icon trên tool bar. Các lỗi

được hiển thị bằng các hình tam giác màu đỏ cạnh đối tượng (trong chế độ offline). Mô tả các lỗi được hiển thị trong Check tab của khung thông báo.

h. Controllers Folder

• Các controller folder chứa tất cả các bộ điều khiển của project.

• Mỗi bộ điều khiển có một Connected Applications folder với các application chạy trong bộ điều khiển, và một folder Connected Hardware Libraries chứa tất cả các loại phần cứng được sử dụng khi cấu hình bộ điều khiển. Các application và các Hardware Libraries được kết nối bằng cách right-clicking lên folder và chọn riêng Connected Applications và Connected Hardware Libraries. Nó chỉ là các thư viện được thêm vào project để kết nối tới bộ điều khiển.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

như thiết bị I/O và giao diện truyền thông có thể được thêm vào. Các bộ điều khiển có thể được thêm vào bộ điều khiển trong cùng một cấp chẳng hạn như CPU.

• Thông tin thêm về cấu hình phần cứng và Controllers folder, xem chương cấu hình phần cứng.

• Controller folder bao gồm một sub-folder Tasks. Tasks folder bao gồm các nhiệm vụ được dùng để điều khiển các application. Theo mặc định, các Task folder bao gồm 3 task: Fast, Normal, và Slow. Tuy nhiên, các task có thể thêm vào

application. Connected Applications folder bao gồm tất cả các application kết nối tới PLC

Hình 3.20: Cấu hình PLC trong Project Explorer

• Double-click vào folder ‘Tasks’ để mở một task tổng quan. Double-clicking một task riêng lẻ, xuất hiện hộp thoại Task Properties cho các task riêng.

• Thiết bị CPU, I/O, các cổng truyền thông, giao diện truyền thông,… có thể được sử dụng editors, xem Editors trong các trang sau.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

• Kéo văn bản nhập đầu vào :

+ Tất cả mọi đối tượng đều có thể kéo bằng chuột. Khi thả đối tượng, tên hiện tại của đối tượng biến thành text input. Điều này giúp phân chia tên của các biến, các thông số, các khối hàm, từ các tên có sẵn của đối tượng.

Hình 3.21: Kéo và thả từ thư viện FBCReactorLib tới cột Name • Kéo các đối tượng

Một số đối tượng có thể kéo vào các đối tượng khác. Bảng 2 chỉ ra các hoạt động:

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Bảng 3.5. Kéo và thả các đối tượng

j. Context Menus

• Context menus có thể sử dụng để chỉnh sửa các thuộc tính của các đối tượng khác nhau. Context menus được hiển thị bằng cách right-clicking một đối tượng trong Project Explorer.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Hình 3.22: Context menu trong Project Explorer

k. Khung thông báo

Khung thông báo bao gồm 3 tab:

• Description: Mô tả các kiểu lựa chọn hoặc đối tượng phần cứng. • Check: Kiểm tra code, bao gồm các thông báo lỗi.

• Message: Chỉ ra các thông báo kết quả từ các sự kiện trong Control Builder, chẳng hạn như biên dịch và tải một project mới.

l. Trình soạn thảo

Control Builder bao gồm một số trình soạn thảo. Trình soạn thảo có thể truy nhập từ Project Explorer. Để truy nhập một trình soạn thảo, right-click lên đối tượng (một PLC, thiết bị phần cứng khác, một application, một program, hoặc một kiểu) và lựa chọn trình soạn thảo từ context menu.

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Hình 3.23 : Chương trình soạn thảo

Trình soạn thảo sử dụng để khai báo các hằng số project, và các thông số, cũng như khai báo biến và kết nối chúng tới các kênh I/O. Có nhiều ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn Function Block Diagram (FBD) và Control Module Diagram (CMD).

Chương 3: Thiết kế và xây dựng chương trình điều khiển, giao diện vận hành dùng PLC

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát hệ thống băng tải cho mỏ than Cao Sơn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w