Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Tại thị trường Nhật Bản, hàng may mặc nhập khẩu phải tuân thủ các đạo luật sau:

- Luật ghi nhãn chất lượng hàng hóa gia dụng (được kiểm soát bởi Phòng Bảo vệ Người

tiêu dùng, Ban Vấn đề người tiêu dùng, Cục Chính sách thương mại và Thông tin, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp): mục tiêu của đạo luật này là để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn thích hợp với chất lượng của hàng hóa gia dụng. Việc ghi nhãn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Thành phần xơ: yêu cầu ghi nhãn thành phần xơ được sửa đổi vào năm 1997 cho phép ghi nhãn cả bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, phải chỉ ra các loại xơ được dùng cho sản phẩm bằng thuật ngữ quy định và tỷ lệ phần trăm của mỗi loại xơ (theo khối lượng).

Giặt gia dụng và các phương pháp giặt: sử dụng các kí hiệu được quy định tại tiêu chuẩn JIS 1 0217 (Japan Industrial Standards- Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, điều khoản 0217 quy định kí hiệu ghi nhãn cho sản phẩm dệt và các phương pháp ghi nhãn sản phẩm dệt) để chỉ ra phương pháp giặt gia dụng và các phương pháp xử lý khác.

Chống thấm nước: quần áo có lớp tráng cần ghi nhãn đặc biệt để chỉ ra công năng chống thấm nước trừ trường hợp lớp tráng được yêu cầu cho các mục đích khác.

Chỉ ra loại da cho sản phẩm dùng da một phần: quần áo có một phần dùng da hoặc da tổng hợp phải được ghi nhãn để chỉ ra loại da phù hợp với các điều khoản về ghi nhãn chất lượng của hàng hóa công nghiệp khác.

Người ghi nhãn: phải chỉ ra tên, địa chỉ hoặc số điện thoại của người ghi nhãn

Hình 1.2 Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải lụa

Hình 1.3. Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải vóc

- Đạo luật chống lại phần thưởng không thể biện minh được và giới thiệu lừa dối (được kiểm soát bằng Ủy ban Mậu dịch công bằng Nhật Bản, Phòng Thương mại liên quan tới người tiêu dùng, Vụ Tập quán Thương mại): mục tiêu của đạo luật này là ngăn ngừa việc khuyến khích người tiêu dùng bằng phần thưởng không biện minh được hoặc bằng giới

thiệu lừa dối liên quan đến giao dịch hàng hóa. Đạo luật quy định các thực hành ghi nhãn chính xác cho hàng nhập khẩu để đảm bảo người tiêu dùng không nhận được thông tin lừa dối về xuất xứ thực. “Nước xuất xứ” nghĩa là nước tại đó thực hiện các hành động mà gây ra sự biến đổi quan trọng về bản chất của sản phẩm. Chú ý rằng nhãn chứng thực nước xuất xứ phải được may vào quần áo.

- Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm (được kiểm soát bởi

Văn phòng An toàn Hóa chất, Phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y-dược Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) mục tiêu của luật này là hạn chế các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, nhờ vậy mà đóng góp vào bảo vệ sức khỏe của dân tộc. Luật yêu cầu tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ tiêu chuẩn về hàm lượng các chất nguy hiểm có thể gây tổn thương cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản. Bộ Phúc lợi và Lao động Nhật Bản chỉ rõ 20 chất nguy hiểm và có bằng chứng là gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như sau (cho đến tháng 9/2007): Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất triphenil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin, Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit sunfuric.

- Luật hải quan: điều 71 của Luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hóa có nhãn ghi nước xuất

xứ giả hoặc dẫn đến sự lừa dối. Điều 69-11 của Luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (như hàng giả nhãn hiệu, hàng nhái).

1.4Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của nước nhập khẩu

• Tăng năng lực sản xuất

- Đầu tư mở rộng năng lực các xí nghiệp địa phương như Hưng Hà, Bỉm Sơn, Thiệu Hóa, Hà Quảng…nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động. Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để xây dựng các nhà máy mới như Xí nghiệp Vĩnh Bảo- Hải Phòng, CTCP Đông Bình- Bắc Ninh. Mặt khác tìm kiếm các đơn vị vệ tinh gia công để cùng hợp tác sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư nhà xưởng thiết bị…Các việc trên nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời việc minh bạch hóa các chứng từ để chứng minh sản xuất và bán hàng trên giá thành của mình nhằm chống nguy cơ bị kiện bán phá giá.

- Ưu tiên đầu tư các thiết bị hiện đại, xây dựng May 10 thành trung tâm sản xuất có công nghệ cao, chuyên sản xuất sản phẩm sơ mi và veston cao cấp. Cải tiến các thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Tạo môi trường tốt nhất để mỗi thành viên phát huy khả năng sáng tạo. Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học hơn; giảm thiểu được các bất cập và lãng phí trong quá trình sản xuất; tăng năng suất lao động góp phần làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tập trung cải tiến công tác tổ chức sản xuất, áp dụng phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ CLEAN OFFICE, EDOCMAN trong toàn công ty.

• Phát triển tiêu thụ sản phẩm may mặc, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh

- Củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng may mặc. Kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu, hàng dởm, hàng nhái ra khỏi hệ thống tiêu thụ của công ty nhằm tăng lòng tin cho khách hàng.

- Tập trung nghiên cứu cải tiến mẫu mã hiện có từ những chi tiết nhỏ nhất đảm bảo hình dáng thông số, mầu sắc…phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Duy trì sản phẩm mũi nhọn của công ty như sơ mi nam và veston cao cấp. Đồng thời tăng cường các hoạt động thiết kế thời trang và may đo nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. - Tiếp tục mở rộng các kênh phân phối, các phương pháp tiếp cận khách hàng, xây dựng cơ

chế bán hàng linh hoạt, chuẩn hóa và cải tạo các cửa hàng các đại lý.

- Tư vấn về công tác quản lý, tổ chức sản xuất đào tạo, chuyển giao công nghệ…cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo ra một hệ thống các doanh nghiệp có trình độ tương đương, có khả năng liên kết, hỗ trợ nhau cùng sản xuất kinh doanh, đối phó với những khó khăn trên thị trường quốc tế.

• Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Phát huy hình thức đào tạo tại chỗ. Khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ trẻ trong công việc, đặc biệt công việc liên quan đến hoạt động ngoại thương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang. Ngay từ những năm 1997-1998, công ty đã liên kết với các công ty nước ngoài ở CHLB Đức, Pháp…để gửi người đi đào tạo về thiết kế thời trang. Trong nước, công ty liên doanh với Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế thời trang cho Công ty và các đơn vị.

• Ưu tiên cho chiến lược phát triển thương hiệu

- Tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm bằng cách tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang; tăng cường nghiệp vụ marketing; tìm hiểu và có kế hoạch tiếp cận các thị trường mới giàu tiềm năng; dành 3% doanh thu hàng năm cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu.

- Đăng kí sở hữu nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1992

- Thành lập bộ phận marketing chuyên nghiên cứu thị trường và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động quảng cáo, đồng thời xây dựng kế hoạch và đầu tư hàng tỷ đồng mỗi năm vào công tác quảng bá thương hiệu.

- Tiến hành dán “Tem chống hàng giả” vào thẻ bài và đưa “Sợi chống hàng giả” vào nhãn dệt chính của sản phẩm. Khi có tranh chấp, công ty có thể xác định nguồn gốc của sản phẩm thông qua các nội dung bí mật trên “Tem chống hàng giả” và “Sợi chống hàng giả”. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Các sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đều được nghiên cứu, thiết kế và xác nhận giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường hướng đến.

- Công ty đã xây dựng các tiêu chuẩn, đăng kí và công bố tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm cũng như cam kết bán các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra.

- Các sản phẩm đều có tem chống hàng giả, và hướng dẫn cho người tiêu dùng cách sử dụng cũng như phân biệt hàng nhái, hàng giả.

- Chuẩn hóa các hình ảnh của công ty từ các đơn vị đến các cửa hàng đại lý, chuẩn hóa logo, các nhãn hiệu, biểu hiện và các ấn phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM (Trang 27 - 31)