HƯỚNG HOÀN THIỆN.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 26)

Từ những đánh giá có tính khái quát về thực trạng công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay cũng như nguyên nhân chủ yếu của những thực trạng đó. Để có thể đưa ra những phương hớng hoàn thiện đúng đắn trước hết trong chương này sẽ phải phân tích yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện.

q Phải dựa trên cơ sở tuân thủ các qui định, thể lệ và chính sách tài chính kế toán của Nhà nước và của ngành đã ban hành.

Quán triệt yêu cầu này sẽ tạo điều kiện cho công tác kế toán nói chung và kế toán tính giá thành nói riêng đi vào nề nếp, tôn trọng các chính sách kế toán tài chính. Kế toán – một công cụ quan trọng đợc sử dụng để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc đa ra một phương án nào cũng phải phù hợp và tuân thủ chế độ.

Người ta không thể áp dụng một phương án nào đó vi phạm chế độ chính sách chế độ chính sách kế toán tài chính. Mặt khác, quán triệt yêu cầu này sẽ đảm bảo cho việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước và của ngành đối với công tác kế toán của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thống nhất trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động kế toán tài chính.

q Phải xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của ngành và phù hợp với tính chất của sản phẩm dịch vụ mà từng doanh nghiệp thực hiện.

Mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời tính chất sản phẩm dịch vụ mà ngành và doanh nghiệp thực hiện cũng khác nhau. Do đó để tổ chức hợp lý, khoa học công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tính giá thành nói riêng cần phải chú

trọng đến đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp về trình độ quản lý , trình độ kế toán và tính chất của sản phẩm dịch vụ. Song đều phải tôn trọng pháp luật của Nhà nước.

q Phải quán triệt tinh thần tiết kiệm và nâng cao hiệu quả.

Bất kỳ một nền sản xuất XH nào người ta cũng đều chú ý đến vấn đề hiệu quả. Để đạt được hiệu quả cần phải tiết kiệm chi phí. Do đó, tiết kiệm trở thành một yêu cầu quan trọng trong quản lý. Trong việc hoàn thiện một phương án nào đó, người ta không thể hoàn thiện bằng mọi giá mà phải tính toán cân đối sao cho tiết kiệm nhất, đạt hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi khi đa ra một phương án mang tính khả thi cao nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí.

q Phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng thông tin và đáp ứng việc cung cấp thông tin kịp thời chính xác.

Vai trò quan trọng của kế toán là cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác về mặt hoạt động kinh tế tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp để trên cơ sở đó lãnh đạo DN có thể ra các quyết định kinh doanh tối ưu. Vì vậy , tổ chức kinh tế thế nào để đáp ứng được vai trò của kế toán mới là yêu cầu quan trọng về mặt lý luận cũng như trên thực tế. Công tác quản lý kinh tế , kế toán chỉ phát huy vai trò tích cực khi nó được tổ chức hợp lý và khoa học

Các yêu cầu trên phải có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó phải được thực hiện một cách đồng bộ nhằm đảm bảo cho việc đưa ra các phương án hoàn thiện.

2.1. Trao đổi thêm về việc phân loại các phương pháp tính giá thành sản phẩm hiện nay ở DN.

Cùng với kế toán tập hợp chi phí sản xuất , kế toán giá thành được coi là khâu trọng tâm trong công tác kế toán ở DN.

Theo các tài liệu mà bản thân em thu thập được hiện nay đều có đề cập đến phân loại các phương pháp tính giá thành ở doanh nghiệp, song các

tiêu thức để làm căn cứ phân loại đều không được đề cập tới hoặc có đề cập tới nhưng chưa rõ ràng. Trong phần này em xin bày tỏ những ý kiến cá nhân nhằm trao đổi thêm về việc phân loại các phương pháp tính giá thành sản phẩm ở DN.

Em thống nhất quan điểm rằng : Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu kế toán tập hợp CPSX cung cấp; bằng phương pháp tính toán nhất định để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị các loại sản phẩm, công việc , lao vụ đã hoàn thành.

Như vậy, một phương pháp tính giá thành nào đó bao hàm hai nội dung chính là việc sử dụng số liệu kế toán CFSX đã tập hợp và thuật tính toán được vận dụng

Trong các tài liệu kế toán của các trường ĐH và tài liệu kế toán của các cá nhân mà em sưu tập được thì có ba cách phân loại các phương pháp tính giá thành như sau:

Cách phân loại thứ nhất:

Theo cách phân loại này tiêu thức chủ yếu để phân biệt là phép tính toán ( phép toán tài chính) để xác định tổng hợp giá thành và giá thành đơn vị. Có thể chia ra:

– Phương pháp trực tiếp – Phương pháp hệ số – Phương pháp tỷ lệ

– Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ – Phương pháp tổng cộng chi phí

– Phương pháp định mức

Theo cách phân loại này để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ở doanh nghiệp thì kế toán phải đồng thời sử dụng nhiều phép tính toán số liệu khác nhau

Cách phân loại thứ hai:

tính toán giá thành đơn giản phức tạp và đặc điểm tổ chức sản xuất , quy trình công nghệ ở DN để chia ra các phương pháp tính giá thành sau: – Phương pháp tính giá thành giản đơn

– Phương pháp tính giá thành phân bước

– Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng – Phương pháp tính giá thành định mức

Các phương pháp tính giá thành trên sử dụng các phép tính toán số liệu đã trình bày ở phương pháp phân loại thứ nhất để tính giá thành sản phẩm . Việc phân chia các phương pháp tính giá thành ở cách thứ hai vừa gắn với tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời cũng căn cứ vào tính chất của việc sử dụng số liệu khi tính giá thành.

Cách phân loại thứ ba:

Chia ra các phương pháp tính giá thành sau: – Phương pháp trực tiếp

– Phương pháp hệ số – Phương pháp tỷ lệ

– Phương pháp tính giá thành phân bước

– Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng – Phương pháp tính giá thành định mức

– Phương pháp định mức

Các tài liệu đề cập cách phân loại này không nói đến các tiêu thức để phân loại mà chỉ nêu những đặc trng chính của các phơng pháp tính giá thành đó như: đối tượng tính giá thành, điều kiện vận dụng, công thức tổng quát…

Em cho rằng để phân biệt một phương pháp tính giá thành này với phương pháp tính giá thành khác phải căn cứ vào những đặc trng riêng của từng phương pháp.

Theo em cần phân biệt các phương pháp tính giá thành bằng 3 tiêu thức sau:

1.Đối tượng tính giá thành : Tiêu thức này cho phép nhận biết các loại sản phẩm cụ thể của quy trình sản xuất phải tính giá thành.

2. Nội dung công việc tính giá thành sẽ thực hiện: Phần này vừa nêu tổng quát bằng lời văn, vừa thiết lập công thức và phép tính sẽ sử dụng để tính giá thành.

3. Điều kiện vận dụng thích hợp như : Tổ chức sản xuất của DN, đặc điểm sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm…

Như vậy trong cách phân loại thứ nhất chỉ đơn thuần là phép tính khi tính giá thành sản phẩm. Các phép tính đó có thể vận dụng cho nhiều ngành khoa học quản lý và cho một số phần hành kế toán khác mà không riêng gì cho kế toán giá thành.

Ở cách phân loại thứ ba có thể nói là không căn cứ vào tiêu thức nào cả để phân loại các phương pháp tính giá thành. Những nội dung nêu trên trong phương pháp đó chỉ là cụ thể hoá những điểm cần thiết khi vận dụng tính giá thành ở một DN nào đó mà thôi.

Cách phân loại các phương pháp tính giá thành thứ ba có thể tạm coi là hợp lý hơn cả. Các phương pháp ấy đều chứa cả ba nhân tố như em đã trình bày ở trên.

Em xin phân tích phương pháp tính giá thành giản đơn để thấy rõ nhận xét rút ra này:

ỉ Phương pháp tính giá thành giản đơn vận dụng cho quy trình sản xuất giản đơn:( Quy trình khép kín, không gián đoạn kỹ thuật, chu kỳ sản xuất rất ngắn…)

ỉ Đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất. Tuỳ theo quy trình sản xuất người ta có thể thu được một loại sản phẩm hay vài loại sản phẩm khác nhau( các sản phẩm này cùng chung một loại nguyên vật liệu bỏ vào sản xuất ban đầu)

Các phương pháp tính giá thành khác khi xem xét ta thấy có những điểm tương tự nh phương pháp tính giá thành giản đơn.

Em mong rằng những vấn đề đă nêu trên sẽ đóng góp một phần nào đó với những người làm công tác kế toán và những ngời quan tâm đến kế toán nhất là kế toán tính giá thành, nhận xét rõ ràng mạch lạc , có cơ sở khoa học hơn khi nghiên cứu về mặt lý thuyết và vận dụng trong thực tiễn ở các DN.

2.2. Các điều kiện vận dụng phương pháp tính giá thành trong những loại hình sản xuất cụ thể.

Việc áp dụng các phương pháp tính giá thành tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành , đơn vị tính giá thành , kỳ tính giá, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản trị.

Xác định đứng đắn đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của từng ngành và từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Kỳ tính giá thành là thời gian mà kế toán phải tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định tính kỳ tính giá thành cho mỗi đối tượng cần tính giá phải xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành và của DN cũng như chu kỳ sản xuất sản phẩm hoàn

thành.Tuy nhiên, nếu có điều kiện thuận lợi có thể xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng vào thời điểm vào cuối mỗi tháng. Như vậy sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong việc xác định kết quả sản xuất trong tháng được kịp thời, giúp cho công tác quản lý giá thành được nhanh chóng, nhạy bén.

Phải xuất phát từ tình hình thực tế về sự biến động giá cả của hàng mua vào, mục đích sử dụng thông tin mà kế toán DN phải biết sử dụng linh hoạt phương pháp tính giá phù hợp, cũng như sử dụng những chỉ tiêu giá thành sản phẩm một cách hợp lý và linh hoạt, như các chỉ tiêu giá thành theo biến phí, giá thành theo biến phí có phân bổ hợp lý chi phí cố định… Theo quan điểm hiện nay( phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển) là phương pháp tính giá theo quá trình sản xuất và phương pháp tính giá

theo công việc.

v Phương pháp tính giá thành theo công việc được vận dụng trong phương pháp tiính giá thành theo đơn đặt hàng.

v Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất. Phương pháp này vận dụng trong phương pháp tính giản đơn, phương pháp tính giá thành phân bước và một số phương pháp kĩ thuật truyền thống tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ và tính chất sử dụng của sản phẩm.

– Quy trình công nghệ giản đơn: Thông thường đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình, vì vậy kế toán vận dụng phương pháp tính trực tiếp. Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp hệ số nếu quy trình đó sản xuất nhiều loại sản phẩm chính khác nhau; phương pháp tỷ lệ nếu trong cùng một quy trình sản xuất ra nhiều nhóm sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau; phương pháp loại trừ chi phí nếu cùng một quy trình thu được sản phẩm chính và một số sản phẩm phụ.

– Quy trình công nghệ phức tạp

+ Quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục: Tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành mà vận dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm hay không tính nửa thành phẩm và kết hợp với các phương pháp khác của phương pháp truyền thống.

+ Quy trình công nghệ song song: Có thể kết hợp phương pháp phân bước , phương pháp khác của phương pháp truyền thống.

2.3. Hệ thống số liệu kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Xuất phát từ tầm quan trọng của bộ phận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của DN , Luật kế toán đợc Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/5/2003 đã quy định kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán tài chính.

Theo quan điểm hiện nay kế toán giá thành được sắp xếp vào phần kế toán quản trị. Do đó việc vận dụng các phương pháp tính giá thành vào

doanh nghiệp cụ thể mang tính linh hoạt cao.

Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều thu thập và xử lý thông tin trên cùng một hiện tượng, một quá trình kinh tế. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt số liệu thông tin của chúng đều xuất phát trên cơ sở chứng từ gốc, một bên phản ánh tổng quát còn một bên phản ánh chi tiết tỉ mỉ của tổng quát đó. Cả hai loại kế toán đó đều là công cụ quản lý: một bên quản lý trên toàn DN , một bên quản lý trên từng bộ phận của DN. Mặt khác cũng xuất phát từ phạm vi chức năng nhiệm vụ của mỗi loại kế toán , đối tượng và phương pháp áp dụng của chúng cũng có những nét đặc trưng riêng của mỗi loại. Chính vì vậy khi xây dựng hệ thống kế toán của DN nói chung , kế toán quản trị nói riêng phải giải quyết hài hoà về tổng thể và chi tiết của kế toán một cách khoa học tức là kế toán DN là tổng thể phải bao hàm chung là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính phải phân định rõ ràng phạm vi, giới hạn trong việc thu thập xử lý thông tin trong việc giám định, kiểm tra để từ đó tổ chức các phần hành kế toán một cách khoa học, hợp lý, tránh chồng chéo,trùng lặp.

Xuất phát từ các quan điểm cơ bản về xây dựng mô hình kế toán quản trị trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, các DN nên áp dụng mô hình kết hợp: hệ thống kế toán quản trị (KTQT) được tổ chức kết hợp với kế toán tài chính(KTTC). Kế toán tài chính và kế toán quản trị được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán.

Nếu thực hiện mô hình này ta thấy việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thành rất linh hoạt. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, kế toán DN có thể lựa chọn phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thờng xuyên hay phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. Lựa chọn phương pháp xác định chi phí và giá thành theo chi phí thực tế hay chi phí định mức hoặc kết hợp cả hai loại trên.

đơn giản , thiết thực trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc trọng yếu , từ đó tránh đợc các bút toán rườm rà, không cần thiết trong trường hợp có sử dụng chi phí định mức.

Một vấn đề gây ra nhiều tranh luận là tính chính xác của kế toán quản trị và KTTC. Thực sự thì sự chính xác của số liệu kế toán hiểu theo nghĩa tuyệt đối là một điều không thể có, do những hạn chế nhất định trong các

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 26)