Thực trạng đói nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)

2.2.1.1. Thực trạng đói nghèo

Nền kinh tế của Vĩnh Phúc trƣớc khi tái lập tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; sản xuất hàng hóa công nghiệp và dịch vụ chƣa phát triển, cùng với kết cấu cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp nhiều nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc của tỉnh.

Sau khi tái lập tỉnh, với Nghị quyết đúng đắn của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2004, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh tự cân đối đƣợc ngân sách và nhiều năm có đóng góp cho ngân sách Trung ƣơng. Tuy nhiên, kết quả điều tra khảo sát hộ nghèo theo tiêu chí mới của Bộ Lao động - Thƣơng binh cho

thấy tỷ lệ nghèo, cận nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 tuy có giảm nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 2.1 Báo cáo về hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc [ 3. Phụ biểu 01]. Số TT Huyện, thành, thị Tổng số hộ trên địa bàn Số hộ nghèo, hộ cận nghèo và tỷ lệ cuối năm 2013 Số lƣợng hộ gia đình Tỷ lệ (%) Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo A B 1 2 3 4 =2/1 5 = 3/1 1 Huyện Lập Thạch 35885 2011 2253 5.6 6.28 2 Huyện Sông Lô 25812 1783 2133 6.91 8.26 3 Huyện Tam Dƣơng 28101 896 1420 3.19 5.05 4 Huyện Tam Đảo 20418 3360 1896 16.46 9.29 5 Huyện Yên Lạc 37288 1351 1397 3.62 3.75 6 Huyện Vĩnh Tƣờng 53783 1696 2383 3.15 4.43 7 Huyện Bình Xuyên 30601 746 1002 2.44 3.27 8 Thành phố Vĩnh Yên 23626 352 530 1.49 2.24 9 Thị xã Phúc Yên 22462 522 682 2.32 3.04 Tổng 277976 12717 13696 4.57 4.93

(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 của Sở Lao động - TB & XH tỉnh Vĩnh Phúc)

Tổng số hộ dân cƣ trên địa bàn toàn tỉnh đến cuối năm 2013 là 277.976 hộ, tổng số hộ nghèo là 13.696 hộ tỷ lệ: 4.93 %. Trong đó:

- Khu vực thành, thị bao gồm: các đơn vị cấp phƣờng và thị trấn tổng số hộ nghèo là 1.559 hộ tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị chiến 0.56% trong tổng số hộ dân cƣ toàn tỉnh.

- Khu vực nông thôn bao gồm các đơn vị cấp xã, tổng số 7.754 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chiếm 2.79% tổng số hộ dân cƣ toàn tỉnh.

- Khu vực dân tộc và miền núi ( thực hiện theo Quyết định số 447/QĐ- UBDT ngày 19 tháng 98 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012- 2015), toàn tỉnh có 40 xã thuộc khu vực này, trong đó 01 xã thuộc khu vực III, 02 xã thuộc khu vực II, 37 xã thuộc khu vực I; tổng số hộ nghèo 4.383 hộ; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 1.58% tổng số hộ dân cƣ trên toàn tỉnh, trong đó hộ nghèo dân tộc có 1.189 hộ, chiếm 27.13% tổng số hộ nghèo khu vực này.

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả giảm nghèo các giai đoạn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [ 1. Tr 15].

Số TT Năm Số hộ nghèo Tỷ lệ Tỷ lệ giảm

Số hộ cận nghèo Số khẩu cận nghèo Tỷ lệ Ghi chú 1 2011 27.612 11.05 0 17.651 65.588 7.06 2 2012 22.681 8.7 2.35 13.984 51.981 5.36 3 2013 17.669 6.5 2.17 12.743 47.149 4.7 4 2014 13.696 4.93 1.57 12.717 44.509

(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2013 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc )

Công tác điều tra, rà soát hộ cận nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc căn cứ tiêu chí theo Quyết định số 09/2011/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Năm 2011, toàn tỉnh có 27.612 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11.05%; Năm 2012, toàn tỉnh còn 22.681 hộ nghèo chiếm 8.7% so với năm 2011 giảm 4.931 hộ tƣơng đƣơng 2.36%; Hộ nghèo năm 2013 (điều tra tháng 11/2012) còn 17.669 hộ, tỷ lệ còn 6.5%, so với năm 2012 toàn tỉnh giảm 5.012 hộ, tƣơng đƣơng 2.17% ( Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra giảm từ 1.5%-2%/năm). Hộ nghèo năm 2014 ( điều tra tháng 11/2013) còn 13.696 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 4.93%. So với năm 2013, toàn tỉnh giảm 3.973 hộ, tỷ lệ tƣơng đƣơng 1.6%. Tuy nhiên, chi tiết tỷ lệ hộ nghèo của các huyện trong tỉnh còn cao nhƣ: huyện Tam Đảo 9.29%; huyện Tam Dƣơng 5.05%; huyện Lập Thạch 6.28%; huyện Sông Lô 8.26%, huyện Yên Lạc 3.5%; huyện Vĩnh Tƣờng 4.43%; huyện Bình Xuyên 3.27%; thị xã Phúc Yên 3.04%; thành phố Vĩnh Yên 2.24%.

Tỷ lệ hộ cận nghèo: Năm 2011, toàn tỉnh có 17.651 hộ cận nghèo, tỷ lệ chiếm 7.06%; Năm 2012, toàn tỉnh còn 13.984 hộ cận nghèo chiếm 5.35%, so với năm 2011, giảm 3.984 hộ, tỷ lệ giảm tƣơng đƣơng 1.7%; Năm 2013, ( điều tra tháng 11/2012) còn 12.743 hộ cận nghèo, tỷ lệ còn 4.7%, so với năm 2012 giảm 1.241 hộ; Năm 2014, ( điều tra tháng 11/2013) còn 12.717 hộ, tỷ lệ còn 4.57%.

Nhƣ vậy, công tác xoá đói giảm nghèo ở các vùng miền, địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chƣa cao và chƣa đồng đều giữa các huyện,

thành, thị trong tỉnh, nhất là sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo giữa các huyện miền núi với các huyện đồng bằng và thành phố, thị xã.

2.2.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

Bảng 2.3: Tổng hợp phân tích các nguyên nhân nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [4. Biểu mẫu số 3]. Số TT Huyện, thành, thị Tổng số hộ nghèo

Hộ nghèo do các nguyên nhân

Do thiếu vốn sản xuất, kiến thức, thông tin về chính sách. Đông con, ốm đau, không có việc làm Nhận thức, mắc tệ nạn xã hội lƣời lao động Nguyên nhân khác A B 1 2 3 4 5 1 Huyện Lập Thạch 2253 1124 850 36 243 2 Huyện Sông Lô 2133 1141 536 54 402 3 Huyện Tam Dƣơng 1420 642 404 84 290 4 Huyện Tam Đảo 1896 733 687 19 457 5 Huyện Yên Lạc 1397 568 687 16 126 6 Huyện Vĩnh Tƣờng 2383 1322 854 58 149 7 Huyện Bình Xuyên 1002 304 513 12 173 8 Thành phố Vĩnh Yên 530 174 281 8 67 9 Thị xã Phúc Yên 682 235 368 11 68 Tổng 13696 6243 5180 298 1975

(Nguồn: Báo cáo triển khai thực hiện các chính sách, dự án thuộc Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc của Sở Lao động - TB & XH tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua quá trình khảo sát đánh giá nguyên nhân nghèo của từng hộ nghèo từ cấp xã đến cấp huyện cho thấy hộ nghèo ở tỉnh có các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo chủ yếu sau đây:

Một là: đói nghèo do các điều kiện khách quan.

Trƣớc khi tách tỉnh, Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, sản xuất công nghiệp gần nhƣ không có. Sau khi tách tỉnh, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bất cập. Thời tiết nhiều năm diễn biến phức tạp, giá cả một số nguyên liệu, vật tƣ hàng hoá gia tăng ảnh hƣởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao, bình quân diện tích canh tác trên đầu ngƣời thấp. Nhu cầu vốn đầu tƣ lớn trong khi khả năng đáp ứng vốn từ ngân sách còn hạn chế. Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế gia tăng áp lực cạnh tranh, trong khi tỉnh chƣa có sự chủ động để thích ứng.

Hệ thống giao thông nông thôn của địa phƣơng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hệ thống đƣờng tỉnh lộ từ trung tâm thành phố Vĩnh Yên đi các huyện chủ yếu là đƣờng cấp 4 vừa mới đƣợc cải tạo và hoàn thiện vào cuối năm 2000. Còn hệ thống đƣờng từ trung tâm huyện đi các xã còn nhiều tuyến là đƣờng tạm.

Những khó khăn trên là những thách thức lớn, thực tế những khó khăn này đối với tự bản thân ngƣời nghèo, hộ nghèo sẽ không thể tự khắc phục đƣợc nếu không có sự đầu tƣ hỗ trợ của tỉnh và sự giúp đỡ của trung ƣơng, đặc biệt là việc đầu tƣ để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng, trƣờng, trạm, điện, nƣớc sinh hoạt, thủy lợi... Để thực hiện hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, thì Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và lần thứ XV đó vạch ra cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh một hƣớng đi mới góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xoá đói giảm nghèo.

Hai là, đói nghèo do nguyên nhân chủ quan của ngƣời nghèo

+ Đói nghèo do thiếu vốn sản xuất, kiến thức, thông tin về chính sách: toàn tỉnh có 5180 hộ chiếm 45.58% tổng số các nguyên nhân.

Vốn sản xuất, kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, do vốn sản xuất thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn nên họ không biết là làm gì, làm nhƣ thế nào, để sản xuất kinh doanh có lãi đạt hiệu quả; việc tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm làm ăn đối với họ cũng rất hạn chế, kể cả khi có đồng vốn họ cũng không biết quản lý, quay vòng đồng vốn để kiếm lời. Đây là một nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao.

+ Đói nghèo do đông con, đông ngƣời ăn theo, ốm đau không có việc làm toàn tỉnh có 6243 hộ chiếm 37.82% tổng số các nguyên nhân.

Dân số, tăng trƣởng kinh tế và đói nghèo là những vấn đề lớn có mối quan hệ khăng khít với nhau, khi mức tăng dân số nhanh hơn mức tăng trƣởng về kinh tế thì ắt sẽ dẫn tới tình trạng đói nghèo cũng sẽ tăng. Trong phạm vi một hộ gia đình vấn đề này càng rõ nét khi trong gia đình thiếu lao động chính, con cái quá đông, ốm đau thƣờng xuyên, tỷ lệ ngƣời ăn theo quá lớn. Nếu gia đình có tỷ lệ thành viên dƣới 17 tuổi cao hoặc tỷ lệ thành viên nam trên 60 tuổi hoặc nữ trên 55 tuổi cao thì tỷ lệ nghèo cao. Từ thực tế đông con trong khi quỹ đất sản xuất không tăng trong khi đó tỷ lệ đất đƣợc chuyển đổi mục đích để phát triển công nghiệp xây dựng ngày càng cao. Công tác hỗ trợ ngƣời lao động động đƣợc đào tạo nghề phù hợp để ổn định sản xuất đƣợc triển khai nhƣng hầu hết nhóm đối tƣợng này không đáp ứng đƣợc yêu cầu,

nên yếu tố này cũng là nguyên nhân đã làm tăng nhanh hơn mức độ đói nghèo, nhất là ở các hộ gia đình miền núi, vùng đồng bảo dân tộc ít ngƣời.

+ Đói nghèo do nhận thức, mắc tệ nạn xã hội, lƣời lao động toàn tỉnh có 298 hộ chiếm 2.18% tổng số các nguyên nhân.

Trong số các nguyên nhân đói nghèo của các hộ gia đình cũng có một phần không nhỏ nguyên nhân là do sự lƣời biếng, nhận thức và mắc tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, nghiện ma túy... của chính bản thân ngƣời nghèo, hộ nghèo. Những hộ này cho rằng đói nghèo là do hoàn cảnh sống đƣa đến, nên họ cam chịu số phận và bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không có ý chí vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra cũng còn một số đối tƣợng do lƣời lao động, nhận thức về lao động và việc làm chƣa đúng và chƣa đầy đủ.

Ba là, đói nghèo do thất nghiệp và thiếu việc làm.

Thực hiện Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ ngày 28/01/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, việc làm giai đoạn 2002-2005, Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 về chƣơng trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010, Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010, Đề án số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. Các chính sách về hỗ trợ và giải quyết việc làm của tỉnh đã có tác dụng tích cực, giúp ngƣời nghèo tạo vốn sản xuất, kinh doanh, đƣợc đào tạo về tay nghề, hỗ trợ về kiến thức góp phần tăng trƣởng kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa tăng thu nhập cho ngƣời nghèo, từng bƣớc chiến thắng cái nghèo và lạc hậu. Trong quá trình đó ngƣời nghèo đã xóa bỏ đƣợc mặc cảm bị tách khỏi cộng đồng, đƣợc khơi dậy ý trí vƣơn lên tự cứu mình và ngày càng thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách còn bộc lộ những bất cập đó là mức cho vay còn ít so với nhu cầu, dàn trải thiếu tập trung, một số hộ nghèo còn ý nại trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và cộng đồng, thiếu ý chí tự vƣơn lên, sự dụng vốn hỗ trợ không đúng mục đích, thậm chí tiêu dùng vào vốn hỗ trợ điều nay đã làm ảnh hƣởng đến mục tiêu ý nghĩa của chính sách, nghề đƣợc hỗ trợ đào tạo chƣa phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng nên sau khi đào tạo không tìm kiếm đƣợc việc làm nên tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong hộ nghèo còn cao dẫn đến đói nghèo.

Bảng 2.4:Bảng tình hình lao động thất nghiệp và thiếu việc làm [ 3. Tr7]. ST

T CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 1 Số hộ nghèo (hộ) 27.612 22.681 17.669 2 Số hộ nghèo giảm so với năm trƣớc (hộ) 3.541 4.931 5.012 3 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 11,05 8,7 6,5 4 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 8,99 8,59 7,2 - Trong đó: Thành thị (%) 2,03 2,02 2,01 5 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo (%) 33,6 37,6 50,1 6 Số ngƣời đƣợc giải quyết VL ( 1000 ng) 23,7 24,2 25

- Trong đó: Thành thị ( 1000 ngƣời) 15 13,39 11,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010-2013 của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc)

Nếu cuối năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh là 11,05%, tƣơng đƣơng 27.612 hộ thì đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 6,5% tƣơng đƣơng 17.669 hộ.

Điều đó cho thấy, trong 3 năm tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm đƣợc 9.943 hộ nghèo, năm 2010 vƣợt kế hoạch mục tiêu Đại hội XIV đề ra, năm 2011 tỷ lệ

hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm 2,36%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,7% so với năm 2010, đạt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)