Thành phần Mô tả
Dữ liệu nguồn –
Oracle Data base 10g Dữ liệu thực tế 2010 cài đặt trên hệ thống máy chủ
Dữ liệu đích Laptop Core i3, RAM 2GB cài đặt công cụ Oracle Warehouse Builder 11gR2 và Orace data base 11g
NLV tiến hành cài đặt và xây dựng kho dữ liệu đầu cuối về sản phẩm huy động để kiểm tra khẳ năng đáp ứng yêu cầu và tính đứng đắn của bản thiết kế của chương 2.
3.3. Các bước thao tác.
3.3.1. Xây dựng các bảng chiều.
Sử dụng OWB để tạo các bảng chiều theo thiết kế.
REAL_TIME: về thời gian với phân cấp theo lịch chuẩn với mức độ ngày, tháng, quý, năm. Và lưu trữ theo RLOAP.
51
Hình 3. 2: Bảng chiều thời gian.
Hình 3. 3: Phân cấp bảng chiều thời gian.
REAL_CLASS_ACCT: loại tiền gửi tiền.
52
Hình 3. 5: Phân cấp chiều loại hình tiền gửi.
REAL_CUSTOMER: về phân loại khách hàng.
Hình 3. 6: Bảng chiều khách hàng.
Hình 3. 7: Phân cấp bảng chiều khách hàng.
3.3.2. Tạo cube
53
Hình 3. 8: Khối cube huy động.
Hình 3. 9: Đơn vị đo Cube.
Hình 3. 10: Chiều của cube.
3.3.3. Thiết lập nguồn dữ liệu, chiết xuất và xử lý dữ liệu.
OWB cho phép ta dễ dàng định nghĩa các kết nối tới nguồn dữ liệu cần chiết xuất và cung cấp một công cụ trực quan hóa giúp ta dễ dàng thiết lập việc xử lý dữ liệu.
Nguồn dữ liệu là hệ thống core bank (dữ liệu năm 2010) được thiết lập với tên KZ. OWB cho phép ta chọn các đối tượng dữ liệu sẽ được chiết vào core và nạp vào các dữ liệu meta của đối tượng để phục vụ cho việc thiết kế.
54
Hình 3. 11: Thiết lập nguồn dữ liệu.
Quá trình chiết xuất và xử lý dữ liệu với giao diện đồ họa thân thiện.
Chiều thời gian: OWB cung cấp wizard để xây dựng chiều thời gian.
Hình 3. 12: Chiết xuất và xử lý dữ liệu chiều thời gian.
Chiều loại hình tiền gửi: chiết xuất và thiết lập các dữ liệu tổng hợp phục vụ tính toán.
Hình 3. 13: Chiết xuất và xử lý dữ liệu chiều loại hình tiền gửi.
Chiều phân loại khách hàng.
55 3.3.4. Triển khai.
Toàn bộ các thiết kế phía trên là thiết kế logic và nó chưa thực sự tồn tại trong cơ sở dữ liệu. Triển khai là công việc thực hiện chuyển đổi các thiết kế logic thành thiết kế vật lý lưu trữ trong cơ sơ dữ liệu. OWB có wizard hỗ trợ việc triển khai.
Hình 3. 15: Giao diện triển khai thiết kế logic.
Sau khi triển khai ta sẽ có các đối tượng vật lý trong cơ sở dữ liệu như bảng, squenes… các bảng sẽ được thiết lập với index tối ưu phục vụ cho các truy suất dữ liệu. Toàn bộ các bảng sẽ được liên kết theo một khóa đại diện (kiểu number) do OWB tự sinh ra theo đặc tả thiết kế logic.
Ngoài các bảng trực quan ta thấy trên giao diện, hệ thống sẽ sinh thêm các bảng dữ liệu hỗ trợ việc xử lý dữ liệu như: bảng phân cấp (bảng cầu nối chỉ ra phân cấp của dữ liệu), bảng dữ liệu tổng hợp được tính toán trước…
56 3.3.4. Nạp dữ liệu vào kho dữ liệu.
Oracle warehouse Build là công cụ mạnh hỗ trợ cho quá trình ETL dữ liệu từ nguồn vào kho dữ liệu. Với giao diện trực quan dễ sử dụng.
Quá trình nạp dữ liệu gồm:
Bước 1: Nạp dữ liệu các bảng chiều
Bước 2: Khi bước 1 hoàn thành tiền hành dựng cube dữ liệu Bước 3: Trả về thông báo kết quả.
Hình 3. 16: Giao diện thiết kế kịch bản nạp dữ liệu vào kho.
Thiết kế logic cho quá trình nạp dữ liệu vào kho dữ liệu ta tiến hành triển khai để biến thiết kế logic thành thiết kế vật lý cụ thể là script mã nguồn quá trình nạp dữ liệu.
Sau đó ta tiến hành chạy nạp dữ liệu vào kho thông qua công cụ OWB cung cấp sẵn. Chi tiết về qua trình nạp dữ liêu như hình dưới.
57
Hình 3. 18: Mã nguồn nạp dữ liệu vào kho.
Bây giờ các đối tượng vật lý sẽ có dữ liệu được chiết xuất từ hệ thống nguồn. Ta có thể truy cập dữ liệu thông qua các công cụ SLQ Plus, SQL Developer hoặc đơn giản xem dữ liệu trực tiếp trên OWB.
Dữ liệu bảng chiều.
58
Dữ liệu cube.
Hình 3. 20: Dữ liệu cube.
3.4. Báo cáo dựa trên kho dữ liệu.
Kho dữ liệu đã được thiết lập với các dữ liệu phù hợp với việc phân tích dữ liệu và được đánh chỉ mục phù hợp với báo cáo.Sử dụng công cụ truy xuất dữ liệu để thiết lập dữ liệu phục cho các báo cáo cơ bản
Báo cáo sự biến động loại hình tiền gửi không kỳ hạn việt nam đồng
59
Cơ cấu tỉ trọng tiền gửi theo loại hình tiền gửi việt nam đồng.
Báo cáo biến động và so sánh loại hình tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn
Thông qua kho dữ liệu, người dùng đầu cuối sẽ nhanh chóng và dễ dàng nhận được dữ liệu để phục vụ việc công việc. Ngoài ra một số ứng dụng còn cung cấp cho người dùng công cụ để tự định nghĩa báo cáo và chia sẻ.
60
KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG.
Với việc tìm hiểu và nghiên cứu kiến trúc kho dữ liệu và áp dụng vào lĩnh vực Ngân hàng thương mại. Tôi đã học tập thêm được nhiều kỹ năng, kiến thức về tổ chức và khai thác dữ liệu với hệ thống lớn. Qua đó có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về việc xử lý dữ liệu khối lượng lớn.
Dù trong quá trình làm luận văn, tôi đã cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế.
1. Các kết quả đạt được.
- Đưa ra giải pháp khả thi cho việc xây dựng kho dữ liệu phù hợp với chi phí và điều kiện tại Ocean Bank
- Cài đặt thử nghiệm kho dữ liệu cục bộ sản phảm.
- Kho dữ liệu xây dựng là nền tảng cho việc triển khai các hệ thống báo cáo quản trị mạnh.
2. Định hướng phát triển.
- Hoàn thiện kho dữ liệu như khách hàng, lợi nhuận, đánh giá hiệu suất nhân viên KPI.
- Nghiên cứu về nhu cầu dữ liệu để có thể tổ chức dữ liệu tốt. Nhằm người dùng tự tạo báo cáo theo nhu cầu.
- Xử lý các vấn đề phát sinh: cách thức làm mới kho dữ liệu, chu kỳ cấp nhập dữ liệu.
- Triển khai hệ thống BI là công cụ mạnh hỗ trợ việc khai thác dữ liệu nhằm chiết xuất thông tin
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt.
[1] Hà Quang Thụy, Kho dữ liệu và khai phá dữ liệu. Bài giảng môn học khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ, 2010.
Tiếng Anh.
[1] Oracle Data Warehousing and Business Intelligence Solutions, Wiley, 2007.
[2] Mastering Data Warehouse Design Relational and Dimensional Techniques, Wiley, 2003.
[3] Introduction to Data Warehousing and Business Intelligence, Christian S. Jensen & Torben Bach Pedersen & Christian Thomsen, 2009.
[4] Oracle Warehouse Builder User's Guide 10g, 2009