CHƯƠNG 3: CÁC VÍ DỤ VÀ TẤM GƯƠNG LÀM GIÀU

Một phần của tài liệu Đề tài người tiêu dùng sản phẩm làm giàu (Trang 28)

1. Mùa nóng , người tiêu dùng c n gì ?ầ

Đầu hè năm nay, mặc dù số lượng các thiết bị chống nóng được bán ra có tăng lên nhưng không tăng đều trên toàn bộ thị trường mà chỉ tăng tại một số siêu thị điện máy đưa ra những khuyến mại tốt, những chính sách chăm sóc, những dịch vụ làm hài lòng khách hàng.

Theo thông tin từ một số siêu thị điện máy thì doanh số bán ra chưa được như mong đợi có thể do một số nguyên nhân thời tiết chưa quá nóng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và chờ đợi những chương trình khuyến mại lớn, những chính sách chăm sóc khách hàng ưu việt để lựa chọn cho mình những cơ hội tốt nhất.

… NHƯNG NGƯỜI MUA VẪN CÒN NHIỀU BĂN KHOĂN

GIAN HÀNG VẮNG BÓNG KHÁCH

Tại thị trường phía Nam khi các siêu thị điện máy như WonderBuy, Nguyễn Kim, Thế giới điện tử … mặc dù đã đẩy mạnh những chương trình khuyến

mại lớn những vẫn chưa thu hút được khách hàng. “Do tình hình kinh tế, không chỉ riêng mùa nóng, thị trường hàng hóa từ sau tết đến nay có vẻ chựng lại. Doanh thu của nhiều siêu thị điện máy giảm mạnh. Tình trạng này có thể còn kéo dài đến tháng 12. Doanh nghiệp vẫn chỉ còn biết tung ra những chương trình khuyến mãi riêng để kéo khách và chờ để tình hình giá cả, thị trường hồi phục – Ông Đinh Thế Huân, giám đốc thế giới điện tử cho biết”.

Sản phẩm chống nóng được quan tâm khi khuyến mại hợp lý

Trong khi đó thị trường phía Bắc dường như bớt ảm đảm hơn với hàng loạt các chương trình lớn như: Sôi động mùa hè, Mùa hè xanh, giảm nhiệt mùa hè, gió mát mùa hè, … nhưng cũng không phải nơi nào cũng thu hút và làm hài lòng khách hàng khi những dịch vụ như lắp đặt miễn phí, tặng chuyến du lịch, tặng quạt, tặng lò vi sóng…dường như chưa thực sự thuyết phục khách hàng trong thời điểm chi tiêu của mỗi gia đình ngày càng thắt chặt.

Những khuyến mại, những quà tặng dường như chưa “đánh trúng” tâm lý khách hàng có thể do tâm lý tiết kiệm tối đa. Bên cạnh những khuyến mại, giảm giá được hưởng thì người tiêu dùng còn mong muốn được chăm sóc

tốt hơn về dịch vụ sau bán hàng để chất lượng vận chuyển, lắp đặt thật chu đáo, đảm bảo giảm thiểu tối đa những chi phí phát sinh sau khi mua hàng.

Điều này dường như mới chỉ được quan tâm, thể hiện trong chương trình “Đọ sức nóng mùa hè” tại Topcare khi đưa ra dịch vụ khá mới lạ “Dịch vụ an tâm – Quà tặng bí ẩn”hay như chính sách “Tiết kiệm – an tâm” của WonderBuy. Để tăng cường một đội ngũ giám sát chất lượng đến tận nhà khách hàng để đảm bảo chất lượng lắp đặt sản phẩm rõ ràng không phải là điều đơn giản, điều mà chỉ thấy ở các tập đoàn lớn triển khai đã chứng tỏ sự cố gắng của một siêu thị điện máy trong việc đem tới những ưu đãi tốt hơn cho khách hàng của mình.

“Tôi có lắp 3 bộ điều hòa, sau khi tham khảo thì hiện tại giá tại các siêu thị điện máy khá tốt hầu như không có sự chênh lệch. Nhưng vấn đề gia đình tôi lo lắng khi quyết định mua đó là sau khi mua hàng thì chất lượng lắp đặt thế nào vì gia đình tôi đã có lần phải trả chi phí lắp đặt cao bất thường, sau khi sử dụng 1 thời gian lại có vấn đề. Khi đó sửa chữa vừa mất thời gian, vừa mất thêm chi phí… lại bực mình, do đó khi Topcare có 1 bộ phận giám sát những nhân viên của mình làm việc tại nhà khách hàng cũng phần nào giúp chúng tôi an tâm hơn. Đây là 1 dịch vụ hay, hữu ích mà người tiêu dùng chúng tôi cần trong thời điểm hiện nay” Chị Phạm Thu Hoài, phòng 303 Ngõ 121 Tôn Đức Thắng, khách hàng đang mua điều hòa tại Topcare cho biết.

Khi điều hòa, quạt mát, các sản phẩm chống nóng mới chỉ bắt đầu vào mùa, người tiêu dùng cần hơn nữa những khuyến mãi, những dịch vụ thiết thực để thuyết phục người tiêu dùng trong thời gian tới. Cơ hội mở rộng cho những doanh nghiệp có được những chính sách tốt để đáp ứng khách hàng khi thời gian sắp tới hứa hẹn sẽ còn “nóng” hơn…

2. Làm giàu t tr ng dâu tây Nh t B nừ ồ ậ ả

Từng nhiều năm làm cán bộ Nhà nước trong lĩnh vực lao động - nông nghiệp, sau khi về hưu, bà Lê Thùy Hương (Hà Nội) quyết định cùng chồng dùng hết số tiền tiết kiệm được để đầu tư vào trồng trọt, mảng việc

bà dành nhiều đam mê sau nhiều lần rong ruổi thực địa khắp các vùng miền.

Vốn có nhiều bạn bè người Nhật, bà Hương được biết tỉnh Saga có giống dâu tây nổi tiếng. Do vậy, khi một số đối tác Nhật Bản ngỏ ý muốn đưa giống sang Việt Nam, bà đã giới thiệu ngay mảnh đất của gia đình tại bản Muống (xã Xiêng Luông, thị trấn Nông trường, Mộc Châu, Sơn La). Nơi đây vốn được chủ cũ sử dụng để trồng cây ngân hạnh nhưng thất bại.

Chị Hương đang lên kế hoạch mở rộng vườn dâu tây và mở cửa cho khách du lịch đến thăm quan. Ảnh: NVCC

Sau khi đến tìm hiểu, phía Nhật Bản đánh giá Mộc Châu có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thuận lợi cho việc trồng dâu tây trong nhà kính. Do vậy, năm 2011, bà Hương quyết định cùng đối tác hùn vốn một tỷ đồng (mỗi bên một nửa) để đầu tư trồng dâu. Trong hai năm đầu, phía Nhật Bản đều cử kỹ thuật viên sang giúp gia đình bà về giống, cách trồng, bón phân... Từ 20 m2 trồng thử ban đầu, sau hai vụ trồng thử nghiệm để đo màu sắc và độ ngọt, tháng 9/2013, gia đình bà Hương tiến hành trồng rộng rãi lên 1.000 m2 với khoảng 1.000 gốc dâu, sản lượng thu hoạch vụ đầu tiên khoảng 400 kg.

"Đây là vụ thu hoạch đầu tiên nên tôi thử bán cho mối quen biết, người thân để mọi người nhận xét. Nếu đánh giá tốt, có thể giúp gia đình quảng bá tới nhiều khách hàng hơn", bà cho biết. Hiện mỗi kg dâu tây được gia đình chị bán với giá 300.000 đồng. Tuy nhiên, người nông dân này cũng chia sẻ nhiều khó khăn khi chuyển sang một lĩnh vực không chuyên mà lại ảnh hưởng đến cả "miếng cơm manh áo" của gia đình.

Bà Hương lên kế hoạch trồng xen kẽ củ cải Nhật Bản, dưa lưới trong trang trại. Ảnh:NVCC

Đầu tiên và đáng lo nhất với bà chính là thị trường, khi mà dâu tây Trung Quốc đang ngập tràn với giá rẻ, còn sản phẩm của mình chưa có thương hiệu. Để tự bảo vệ mình, bà dự định sang năm sẽ thu xếp để xin đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dâu tây Mộc Châu và tiến tới đưa hàng vào các tiệm tạp hóa của người Nhật. "Phía Nhật Bản đã cam kết sẽ liên hệ để đưa dâu vào các cửa hàng tại Hà Nội", bà cho biết. Không chỉ vậy, người phụ nữ hơn 60 tuổi này cũng mày mò dùng internet, mạng xã hội để đăng những tin quảng cáo và hình ảnh trang trại dâu để quảng bá rộng rãi hơn trên thị trường ngoài Bắc.

Giống dâu cũng rất nhạy cảm với thời tiết, chỉ cần mưa to, sương muối sẽ làm hỏng cây, ảnh hưởng đến chất lượng quả. Vị trí địa lý xa xôi hay sự bất đồng ý kiến với đối tác Nhật Bản trong cách trồng cũng nhiều lần khiến bà Hương đau đầu.

Song, bà vẫn thẳng thắn cho rằng đã quyết định đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro. "Tôi xác định 5 năm đầu có thể không có lãi". Song, trong tương lai, người nông dân này tin tưởng sản phẩm sẽ tiêu thụ thuận lợi khi có chỗ đứng, đồng thời khu vườn dâu có thể trở thành nơi du lịch cho các bạn trẻ khi tới Mộc Châu.

"Tôi đã lên kế hoạch sang năm sẽ phấn đấu tăng lên 4.000 - 5.000 gốc dâu và thuê một xe bán tải để vận chuyển dầu từ Mộc Châu về Hà Nội, thay vì như hiện nay phải đóng vào thùng xốp gửi theo xe khách", bà chia sẻ. Ngoài việc dành tâm huyết cho vườn dâu Nhật Bản, bà Hương còn là thành viên của Viện Phát triển Nông thôn và Cộng đồng. Tại mảnh đất 700 m2 tại Bắc Ninh, bà đang cho trồng các loại hoa và rau sạch và đang tính tới trồng xen kẽ các củ cải, dưa lưới với vườn dâu ở Mộc Châu.

3. Làm giàu t vừ ườn tiêu trên áđ

Anh Trần Huệ (Tam Bố, Lâm Đồng) cho biết, anh đến đây lập nghiệp từ năm 1993. Từ con số không giờ anh đã sở hữu 3ha tiêu. Tất cả vườn tiêu gần như đều mọc trên vùng đất chỉ có đá. Trong số 3ha tiêu của anh, có 1ha trên 10 năm tuổi đã cho thu hoạch và 1,5ha mới bói vụ đầu.

Anh cho biết, toàn bộ diện tích tiêu đều trồng xen với cà phê, vụ này thu được 4 tấn tiêu khô và gần 10 tấn cà phê nhân. Với giá tiêu 140.000

đồng/kg (có những lúc lên tới 170.000-190.000 đồng/kg) và giá cà phê gần 40.000 đồng/kg ở thời điểm hiện tại, thì năm nay trừ chi phí, gia đình anh thu nhập trên 600 triệu đồng.

Anh Trần Huệ tưới nước cho vườn tiêu 3 năm tuổi.

Vườn tiêu nhà anh Huệ quả thật là “chân không đạp đất”, vì dưới gốc hoàn toàn là đá. Theo người nông dân này, ở đây trồng tiêu rất hiệu quả, nhưng chi phí cao vì khó canh tác. Mỗi năm, anh bón tới 10 tấn phân chuồng và 2

tấn phân NPK cho mỗi ha (cho cả tiêu và cà phê). “Điều quan trọng nhất là phải có nước tưới. Nhà nào cũng phải chủ động có máy tưới riêng, từ suối Đạ Le hoặc giếng khoan. Năm nào cũng vậy, vào mùa khô, cứ 10 ngày phải tưới 1 lần, thì cây tiêu mới “trụ” được”, anh Huệ cho hay.

Nhìn cách thiết kế vườn, hệ thống tưới nước, nơi ủ phân chuồng đến sân phơi, cứ tưởng anh Huệ là “vua” tiêu ở đây. Nhưng anh cũng chỉ ở mức trên trung bình ở “xóm tiêu” này. Cả xóm hiện có hơn 20 hộ nông dân và nhà nào cũng trồng tiêu.

Năm 1993, hơn 20 hộ dân ở các huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh, Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã đến Mỏ Đá (Tam Bố) lập nghiệp và dần hình thành nên xóm Quảng (còn gọi “xóm tiêu”), xa tận cùng của thôn Hiệp Hòa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Cũng đến đây lập nghiệp từ năm 1993, nhưng không chịu nổi vùng đất cằn sỏi đá này, anh Trần Văn Phát đã bỏ về Sài Gòn để làm ăn. Tích cực “bon chen” nhưng cũng không thể khá được, đến năm 1998, anh quay trở lại khi vùng đất này bắt đầu có “sức sống”.

Lúc này, trong túi chỉ vỏn vẹn có 13 triệu đồng, hai vợ chồng anh quyết chí làm ăn. Từ khó khăn, vất vả, nhưng với nghị lực vươn lên bằng sức lao động của chính mình, hiện giờ anh Phát đã có trong tay 4ha cây trồng; trong đó, có 1,5ha tiêu, còn lại là cà phê. “Vùng đất này rất phù hợp với cây tiêu. Hơn nữa, tôi trồng giống tiêu Vĩnh Linh, nên năng suất đạt tới 5 tấn tiêu khô/ha. Còn năng suất cà phê chỉ đạt 2 tấn nhân/ha.

"Tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm 1ha tiêu nữa. Cũng nhờ cây tiêu, nên trong 3 năm nay, thu nhập của gia đình tôi đạt trên 1 tỷ đồng/năm”, anh Phát vui mừng chia sẻ.

Từ một xóm dân cư tự phát nghèo “rớt mồng tơi” ít người biết đến, giờ xóm tiêu đã là một xóm khá và giàu lên. Tuy nhiên, điều khiến chạnh lòng là khi nghe anh Huệ và bà con ở đây mong mỏi rằng: “Vật chất đã đủ đầy, nhưng xóm tiêu lại là xóm “nghèo” nhất về tinh thần, do mọi thứ còn đều tự phát và tự lo…”.

Sinh ra trong già đình nghèo, chỉ được học đến lớp 4, nhưng đam mê kinh doanh đã có từ sớm trong con người bà Lê Thị Lượng. Thời kỳ ấy, gia đình khó khăn, là chị cả của 8 đứa em nên mới 12 tuổi bà đã phải quán xuyến công việc từ kiếm tiền cho đến chuyện bếp núc trong gia đình. Công việc đầu tiên mà bà chọn là bán bắp nướng, rồi chuối nướng ngoài chợ Pakse, tỉnh Champasack.

“Thượng vàng hạ cám cái gì tôi cũng làm. Tôi luôn có suy nghĩ họ làm được thì mình cũng làm được, nên mỗi lần ra chợ bán bắp nướng tôi luôn quan sát xem những mặt hàng nào hút khách là tôi mày mò và tìm cách chế biến thật ngon để phục vụ người tiêu dùng ở chợ. Đến năm 15 tuổi, tôi chuyển sang bán chè rồi bán kem”, bà Lượng kể.

Khi có gia đình riêng, bà nghĩ sẽ an phận nhưng khao khát kinh doanh luôn trỗi dậy. Thấy được nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng của người dân, bà quyết định mở một quầy tạp hoá. Khi Nhà nước Lào chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, bà lập ngay công ty xuất nhập khẩu và xin mở các cửa hàng miễn thuế. Đến nay, bà sở hữu 4 cửa hàng miễn thuế tại Lào và chính những cửa hàng này giúp bà có khối tài sản rất lớn để đầu tư vào cà phê.

Nữ doanh nhân Lê Thị Lượng, sinh năm 1949 là người Lào gốc Việt. Ảnh: Hồng Châu.

Năm 1997, Nhà nước Lào khuyến khích người dân chú trọng phát triển trồng cà phê xuất khẩu, gia đình bà Lượng cũng được chia 300ha đất. Sau khi được cho đi học kinh nghiệm ở tỉnh Gia Lai (Việt Nam), đến năm 2000 bà bắt đầu tiếp cận trực tiếp với việc trồng cà phê. Với số vốn 3 triệu USD, bà nhân giống cà phê trên 100ha đất. Nhưng chỉ sau một năm, cà phê bị sương muối cháy khô, toàn bộ chi phí bỏ ra coi như mất trắng, nhưng bà luôn suy nghĩ “thua keo này ta bày keo khác” nên không ngại làm lại từ đầu. Từ đó bà Lượng rút ra được kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cây cà phê và phát hiện ra rằng thời tiết, cũng như chất đất của Lào phù hợp để trồng cà phê Arabica. Đến nay, bà mở rộng diện tích vườn lên 250ha và xây dựng nhà máy sản xuất cà phê khép kín 200 triệu USD với trên 200 công nhân.

Việc cho ra thành phẩm vẫn đầy rẫy khó khăn. “Ban đầu vì cả tin nên khi mua máy sản xuất, bao bì đóng gói tôi đều bị lừa. Cũng do thiếu kỹ thuật giỏi nên việc điều chỉnh nhiệt độ trong phòng đóng gói chưa tốt khiến sản phẩm bị cứng. Nhưng những lần thất bại trên vẫn không làm tôi nản lòng, tôi nghĩ còn tiền là còn làm, hết tiền tôi mới buông”, bà bộc bạch.

Cuối cùng sau bao khó khăn, việc đưa thương hiệu cà phê của bà cũng đến được với người tiêu dùng không chỉ ở Lào mà còn xuất khẩu được sang các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sĩ, Singapore… Mới đây, bà Lượng vừa ký kết hợp đồng khoảng 6 triệu USD với một đối tác phân phối tại Việt Nam. Cuối tháng 3, sản phẩm cà phê mang thương hiệu “Dao Coffee” sẽ xâm nhập toàn bộ các hệ thống siêu thị và 80.000 đại lý tại 64 tỉnh thành ở Việt Nam.

Hiện doanh thu một tháng tại công ty bà khoảng 2 triệu USD. Năm 2013, sản lượng cà phê nhân bà thu hoạch ở vườn nhà và từ nông dân đạt 10.000 tấn. 50% bà dùng để xuất khẩu sang Nhật, 50% còn lại để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu "Dao Coffee".

Chia sẻ về bí quyết chiếm lĩnh 90% thị phần cà phê ở Lào, bà Lượng cho hay yếu tố đầu tiên là biết tạo ra nguồn cung.

“Ngoài việc tự trồng, tôi còn vận động người dân tham gia bằng cách hỗ trợ họ giống, kỹ thuật trồng, phân bón, đồng thời cung ứng gạo để nông dân không đói. Đến khi thu hoạch họ sẽ đem cà phê đến giao, nếu thừa tôi trả thêm tiền cho họ, thiếu tôi cho họ vay”, bà Hương chia sẻ.

Nhờ thế, tới nay bà đã vận động được hơn 68 bản làng (hơn 2.000 hộ gia đình) cung cấp cà phê. Để có cà phê ngon chất lượng bà quy định người dân phải thu hoạch đúng thời điểm, trái cà phê phải chín mọng. Nếu cà

Một phần của tài liệu Đề tài người tiêu dùng sản phẩm làm giàu (Trang 28)