Sự cần thiết khách quan phải có các quy định về an toàn,vệ sinh lao động đố

Một phần của tài liệu An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Sự cần thiết khách quan phải có các quy định về an toàn,vệ sinh lao động đố

31

Sự cần thiết khách quan phải có các quy định về an toàn, vệ sinh lao động dành riêng cho lao động nữ trƣớc hết xuất phát từ những điểm khác biệt, đồng thời cũng là đặc trƣng riêng của lao động nữ nên không thể đồng thời sử dụng các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cả lao động nam và lao động nữ.

Nhận thức đƣợc vấn đề này, thế giới đã và đang đề cao vấn đề bình đẳng giữa giới nam và giới nữ, xác định sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ đƣợc coi nhƣ sự tiến bộ của một nửa nhân loại. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ nói chung, và lao động nữ nói riêng, có thêm cơ hội và điều kiện tiến bộ, phát triển và thụ hƣởng bình đẳng với nam giới. Chỉ trong điều kiện đó, họ mới có thể tái sản xuất sức lao động con ngƣời tiến bộ hơn, phát triển và hoàn thiện hơn. Với nhận thức con ngƣời là của cải, vốn quý của xã hội, Đảng và nhà nƣớc Việt Nam đã rất quan tâm đến vốn quý ấy và đã có những chính sách, quy định đảm bảo quyền bình đẳng của nam nữ, cũng nhƣ có những quy định riêng đối với nữ giới.

Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động nữ, đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động còn xuất phát từ xu thế phát triển nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đi đầu trong việc thể chế hoá và đƣa vào cuộc sống nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong công ƣớc quốc tế về bình đẳng giới CEDAW.

Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên ở Châu Á ký công ƣớc này và cam kết về việc triển khai thực hiện công ƣớc này tại Việt Nam. Do đó, quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong các lĩnh vực thuộc quá trình lao động, đặc biệt là quyền đƣợc làm việc trong điều kiện lao động an toàn, vệ sinh là vấn đề có tính tất yếu khách quan. Đây cũng là một trong những lý do khẳng định sự cần thiết phải có các quy định về an toàn, vệ sinh lao động dành riêng cho lao động nữ

32

Ngoài ra, sự cần thiết của các quy định về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ đƣợc lý giải thông qua vai trò thực tế của các quy định này trong việc bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, đảm bảo thiên chức của ngƣời phụ nữ trong gia đình sau khi hết thời gian làm việc.

Cụ thể là, việc có những quy định riêng về an toàn, vệ sinh lao động cho lao động nữ đã tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận việc làm, tham gia vào quan hệ lao động của xã hội của lao động đó. Từ đó, một số chị em phụ nữ khi đƣợc cân nhắc vào các vị trí nhất định trong quá trình sản xuất đã chứng tỏ đƣợc vai trò trong việc tham gia đóng góp vào việc sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đóng góp vào việc tạo ra những lợi nhuận cho ngƣời sử dụng lao động, góp phần giải phòng sức lao động và tăng thu nhập cho lao động nữ và gia đình của họ trong điều kiện phúc lợi xã hội còn hạn chế.

Dƣới góc độ xã hội, việc ban hành những quy định riêng cho lao động nữ nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam, giúp lao động nữ ngày càng tự tin, hòa mình vào cộng đồng và phát huy hết tài năng, sức sáng tạo trong lao động, cả thiện vị trí trong gia đình và ngoài xã hội thông qua thu nhập ổn định, giúp an toàn và ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ thực hiện tốt cả hai chức năng lao động và chức năng làm mẹ, chăm sóc và nuôi dạy con cái – lực lƣợng lao động tƣơng lai.

Dƣới góc độ pháp lý, những quy định riêng đối với lao động nữ đã góp phần tạo nên tính đầy đủ, toàn diện và thống nhất trong pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Điều này vừa thể hiện sự cam kết cao của nhà nƣớc Việt Nam đối với các công ƣớc về lao động và phụ nữ đã tham gia, vừa khẳng định tính nhân đạo, công bằng của chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Đồng thời, tạo điều kiện để đối tƣợng lao động nữ có cơ hội và điều kiện tham gia, đóng góp có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội với số lƣợng ngày càng đông đảo, có văn hoá và tay nghề đáp ứng nền sản xuất tiến tiến, hiện đại trong thời kỳ hội nhập.

33

Nhƣ vậy, các quy định ƣu tiên cho lao động nữ không phải chỉ vì lợi ích riêng của đối tƣợng lao động này mà còn vì lợi ích của xã hội, của quốc gia. Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, việc xây dựng những quy định riêng cho lao động nữ không chỉ nhằm bảo vệ tƣơng xứng, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tạo lập địa vị bình đẳng cho nhóm đối tƣợng này mà còn nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững của nền sản xuất, lợi ích và sự ổn định các gia đình là tế bào của xã hội và là tiền đề để xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.3. Lược sử pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ ở Việt Nam

Pháp luật về an toàn, vệ sinh đối với lao động nữ ở Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển, ngày càng đầy đủ, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động nữ và phù hợp với các cam kết quốc tế về lao động nữ mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc phê chuẩn.

Ngay từ rất sớm, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đã đƣợc quan tâm đề cập tới trong nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, đáng chú ý là một số văn bản nhƣ:

Sắc lệnh số 29/SL – sắc lệnh lao động đầu tiên của nƣớc ta đƣợc ban hành tháng 8 năm 1947, trong đó nêu rõ tại các điều 113 và 140: “Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”, “những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và ánh sáng mặt trời”[16].

Ngày 18/12/1964, Hội đồng Chính phủ có Nghị định 181/CP ban hành Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động. Đây là văn bản tƣơng đối toàn diện và hoàn chỉnh về các quy tắc bảo hộ lao động. Điều lệ này đƣợc ban hành gồm 6 chƣơng, 38 điều và có hiệu lực từ đó đến cuối năm 1991.

Tháng 9/1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành

34

Ngày 23/6/1994, Bộ luật Lao động đã đƣợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp khoá IX, luật có hiệu lực từ ngày 10/01/1995. Ngoài chƣơng IX và chƣơng X quy định về an toàn lao động và những quy định riêng đối với lao động nữ, bộ luật còn hàng chục điều ở các chƣơng khác liên quan đến công tác bảo hộ lao động. Bộ luật Lao động ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển cao hơn trong quá trình xây dựng pháp luật lao động, đặc biệt là các quy định về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đã đƣợc tập hợp lại thành một chế định riêng.

Tiếp đó, ngày 31/12/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 195/CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của ngƣời lao động.

Ngày 26/3/1998, Thủ tƣớng Chính phủ ra chỉ thị số 13/CT/TTg nhằm tăng cƣờng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình xã hội mới.

Ngày 27/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2002/NĐ-CP

về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động sửa đổi về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006. Bộ luật lao động sửa đổi đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cho đến nay, đây là Bộ luật Lao động hoàn chỉnh nhất, có những quy định rõ ràng nhất về vấn đề này.

Cơ quan quản lý chuyên môn về lao động là Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cũng đã ban hành theo thẩm quyền và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể nhƣ:

Thông tư liên bộ số 03/TT – LB ngày 28/01/1994 giữa Bộ LĐ -TB & XH và Bộ Y tế đã quy định các điều kiện lao động có hại và các công tác làm việc cấm sử dụng lao động vị thành niên.

35

Thông tư số 08/LĐTB và XH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ LĐ -TB & XH hƣớng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Thông tư số 23/LĐTBXH – TT ngày 18/11/1996 của Bộ LĐ -TB & XH hƣớng dẫn chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động.

Thông tư số 13/TT-BYT ngày 2/10/1996 của Bộ Y tế hƣớng dẫn thực hiện việc quản lý sức khỏe ngƣời lao động và bệnh nghề nghiệp.

Thông tư số 20/1997 TT-LĐTBXH ngày 17/12/1998 hƣớng dẫn về việc khen thƣởng hàng năm về công tác bảo hộ lao động.

Thông tư số 10/1998 TT – LĐTBXH ngày 28/5/1998 hƣớng dẫn thực hiện trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân.

Thông tư liên tịch số 03/1998 TTL- BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN giữa Bộ LĐ -TB & XH - Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 26/3/1998 hƣớng dẫn về khai báo, điều tra tai nạn lao động.

Ngày 20/4/1998, thông tư liên tịch số 08/1998 TTLT BYT – BLĐTBXH

đã đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp. Ngày 31/10/1998, thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN hƣớng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.

Thông tư liên tịch số 10/1999 TTLT-BYT-TLĐLĐVN ngày 17/3/1999 hƣớng dẫn chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật đối với ngƣời lao động làm việc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣa ra đƣờng lối chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội với sự nhấn mạnh đặc biệt: Thực hiện các chính sách xã hội hƣớng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội. Một trong những vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm đó là “chăm lo cải thiện điều kiện

36

làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động” [19; tr.105].

Nhƣ vậy, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động là hệ thống các quy phạm mang tính bắt buộc, quy định về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan tới an toàn, vệ sinh lao động khi tham gia vào quan hệ lao động, về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Trong lực lƣợng lao động, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ rất cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Điều này xuất phát từ đặc điểm về thể lực, về tâm sinh lý cũng nhƣ về chức năng xã hội của lực lƣợng lao động đặc biệt này. Có thể nói, phụ nữ là chủ thể của sự kết hợp giữa hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội với hoạt động lao động tái sản xuất sức lao động con ngƣời. Bên cạnh chức năng lao động, lao động nữ còn phải đảm nhận thiên chức làm mẹ, vừa gánh vác công việc xã hội và chăm lo việc gia đình.

Trên thực tế, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ đã đƣợc chú trọng và ngày càng đƣợc hoàn thiện với hệ thống các quy định pháp luật về lao động. Hệ thống pháp luật quy định về an toàn, vệ sinh lao động nói chung và đối với lao động nữ nói riêng đã đƣợc xây dựng với nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý và tính khả thi cao, đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 1994 cùng với các Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2002, năm 2006 và năm 2007. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc ta cũng tham gia vào một số công ƣớc quốc tế ghi nhận quyền lợi và bảo vệ phụ nữ, thể hiện rõ hơn sự quan tâm sâu sắc của Nhà nƣớc tới đối tƣợng lao động đặc biệt này.

37

CHƢƠNG 2

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN

THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

2.1 Các quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ

2.1.1 Các quy định chung về bảo đảm an toàn,vệ sinh lao động đối với lao động nữ lao động nữ

Khả năng làm việc và sức sáng tạo của ngƣời lao động nói chung, lao động nữ nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện làm việc. Điều kiện làm việc bao gồm tập hợp các yếu tố vệ sinh công nghiệp, sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động lên trạng thái, chức năng của cơ thể con ngƣời, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng làm việc, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả làm việc của lao động nữ khi đang tham gia quá trình lao động và sau khi kết thúc quá trình lao động.

Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đặt ra các quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh chung đối với lao động nữ trong quá trình làm việc nhằm xác định trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong việc thiết lập điều kiện lao động thuận lợi đối với lao động nữ. Từ đó hƣớng tới mục tiêu đảm bảo tại nơi làm việc không tồn tại hoặc tồn tại ở mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm, độc hại vƣợt quá giới hạn chịu đựng của lao động nữ về tâm sinh lý và sức khoẻ. Các quy định chung về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ thƣờng bao gồm những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, đơn vị sử dụng lao động phải đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh đối với nhà xƣởng, máy móc, nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất... Về vấn đề này, Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định: “người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc,

38

phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường” (Điều 97) [25].

Các quy định này nhằm thiết lập nơi làm việc hợp lý, bảo vệ tốt nhất sức khoẻ ngƣời lao động. Cụ thể là:

1. Máy móc, thiết bị bố trí khoa học, đảm bảo khoảng cách an toàn, phù hợp với trình tự gia công, vận chuyển và đi lại trong quá trình sản xuất;

2. Nhà xưởng cao ráo, đủ ánh sáng, không khí, nền nhà bằng phẳng, sạch sẽ, các chất thải, nước thải được xử lý đúng quy định;

Một phần của tài liệu An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)