Thực trạng môi trường không khí của hệ thống xử lý khí thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chi phí hệ thống và hiệu quả hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành (Trang 42)

chuyeån20 Vận chuyển

4.3.1. Thực trạng môi trường không khí của hệ thống xử lý khí thả

thải

4.3.1.1. Các nguồn gây ô nhiểm

- Ô nhiễm do bụi:

Các nơi có thể phát sinh ra bụi:

+ Quá trình vận chuyển của phương tiện giao thông, vận hành máy móc.

+ Trong quá trình bóc vở nguyên liệu,

+ Ở khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, đánh bóng, xử lý bề mặt nhôm.

Thành phần ô nhiễm của chúng là các loại bụi nguyên liệu chủ yếu là vô cơ. Mức độ ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người còn phụ thuộc vào thành phần và nồng độ của chúng.

- Ô nhiễm do khí thải:

Khí thải từ máy phát điện dự phòng. Thành phần của lượng khí thải này là các loại khí CO2, CO, SO2, và CuO… Nguồn nhiên liệudùng làm chất đốt cho các máy móc là dầu FO.

Ngoài ra, khí thải từ các phương tiện vận chuyển không phải là nguồn gây ô nhiễm quan trọng nhưng không thể không kể đến. Thành phần gây ô nhiễm bao gồm: CO2, CO, SO2, và CuO. Tuy nhiên, lượng khí thải này

không thường xuyên, phân bố không đều, và đã được xử lý làm giảm tác hại của nó.

- Ô nhiễm do tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ các thiết bị máy móc của phân xưởng như: máy đánh bóng, phát sinh từ các hoạt động động cơ hoặc do va chạm cơ học của vật liệu với nhau, phát sinh do hoạt động của các phương tiện nguyên liệu và sản phẩm,… Tuy nhiên, nguồn ồn này chỉ có tính chất cục bộ và gián đoạn.

Tai người chỉ có thể chịu được tối đa tác động của tiếng ồn trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn khác nhau. Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, hiện tượng mệt mỏi kéo dài, thích giác không có khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường. Sau một thời gian dài sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý, dẫn đến thoái hóa trong tai, gây ra các bệnh nặng tai và bệnh điếc – Handbook of Air pollution, 2003 - USA.

Cũng theo tài liệu này, mức giảm yếu rõ rệt của tai quan sát thấy khi công nhân làm việc trong mức ồn 90-100 dB là sau 20 năm, khi mức ồn 100- 105 dB là sau 14 năm và khi mức ồn quá 105 dB là sau 6 năm. Giai đoạn đầu công nhân có cảm giác đau đầu và ù tai, đôi khi thấy chóng mặt và buồn nôn. Sau đó, hiện tượng này trở thành thường xuyên hơn. Trong quá trình

bệnh nặng tai phát triển, màng nhĩ sẽ dày lên và hơi bị lõm trong, đồng thời ở các đầu dây thần kinh thính giác có một số thay đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chi phí hệ thống và hiệu quả hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w