Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á-Âu
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu Công ty Tài chính dầu khí
Ngân hàng TMCP Đại Dương
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các website)
Thực chất đây là việc sở hữu cổ phần chéo của các NHTM trong nước. Với sự kết hợp này các ngân hàng trong nước cũng hỗ trợ nhau về nhiều mặt trong quá trình phát triển của họ trước thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
2.2.3 Đặc điểm của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam
2.2.3.1 Đặc điểm của tình hình hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam Nam
Như đã nói trên, giá trị các thương vụ M&A ngân hàng của nước ta còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực (riêng đối với các thương vụ có giá trị lớn thường có sự tham gia của bên mua nước ngoài). Và làn sóng M&A ngân hàng Việt Nam trở nên sôi động hơn là do các tổ chức tài chính - ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu xâm nhập vào ngành tài chính Việt Nam. Bởi lẽ thị trường M&A nước ta là thị trường mới phát triển và đang trong thời gian cần có nhiều sự điều chỉnh; đồng thời phần lớn các ngân hàng trong nước quy mô cũng còn nhỏ, vốn điều lệ thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo đó, sự
yếu kém về năng lực tài chính thường dẫn đến sự yếu kém trong quá trình quản trị, điều hành và hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, các NHTM ở Việt Nam đang trong quá trình cạnh tranh dữ dội để giành thị phần. Vì thế, nhằm mục đích tạo thêm sức mạnh để có thể tiếp tục hoạt động và phát triển, họ cần có cần sự góp sức về công nghệ, kỹ thuật, năng lực quản lý, điều hành... của các tổ chức tài chính nước ngoài.
Về hình thức thực hiện thì hoạt động M&A ở nước ta còn khá đơn giản. Đa số các vụ M&A thường với hình thức mua lại một phần và bản chất của các giao dịch đó chỉ dừng lại ở mức độ góp vốn kinh doanh hay đầu tư tài chính dài hạn chứ không nhằm giành quyền kiểm soát. Chính vì vậy mà hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam cũng chưa có các thương vụ mang tính chất thù địch. Tất cả các thương vụ đều hướng đến việc hợp tác nâng cao sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau vượt qua khó khăn và khai thác lợi thế của nhau để cùng phát triển. Điển hình như trường hợp của ACB, ngân hàng đã khẳng định được thương hiệu ở thị trường trong nước, nên mặc dù đã bán 15% cổ phần cho Standard Chertered Bank nhưng vẫn giữ được thương hiệu và bản chất ACB, tiếp tục tồn tại và phát triển vững mạnh.
Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại, các thương vụ M&A ở Việt Nam hầu hết đều mang tính thân thiện, êm ả hơn, khác hẳn với nước ngoài, ở đó việc mua bán của họ thường mang tính thôn tính đối thủ hoặc mở rộng cạnh tranh.