TQ đã tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế
* Cải cách kinh tế: Xây dựng kinh tế XHCN mang đặc sắc TQ
Nội dung:
TQ chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu của nền kinh tế: từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng chuyển sang phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và những ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu cảu đắt nước
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa XHCN
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Hoạt động cụ thể:
Trong nông nghiệp:
Nhiệm vụ đầu tiên: tập trung mọi tinh lực làm cho nông nghiệp phát triển
Mục tiêu: trong vòng 5 năm đầu tiên sẽ phấn đấu nâng mức bình quân lương thực đầu người ≥ 450 kg.
1979-1983: TQ đưa ra các hình thức khoán trong nông nghiệp
1984-nay: hoàn thiện các chế độ khoán tới hộ
Sự đa dạng về hình thức khoán phù hợp với tính chất và trình độ phát triển không đồng đều giữa các vùng
Trong công nghiệp:
Sự phát triển gắn với việc điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp-nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng-công nghiệp nhẹ
Ngoại thương:
• Xuất khẩu: Số lượng thành phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh
• Nhập khẩu: Chỉ nhập khẩu có chọn lọc những thiết bị toàn bộ cho những công trình lớn nhưng cá biệt, ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ hiện đại…
* Thực hiện chính sách mở cửa kinh tế
Quan điểm: Toàn bộ vùng ven biển phía Đông sẽ là cánh cửa đón thế giới đến với TQ, nơi vào thuận lợi trước mở cửa trước, nơi nào thuận lợi sau mở cửa sau, không tiến hành ồ ạt…
Được tiến hành từ trọng điểm là các vùng ven biển phía Đông đến khu vực ven song, rồi tiến vào nội địa, cuối cùng là vùng biên giới.
- Mở cửa ven biển:
Năm 1980, xây dựng 4 đặc khu kinh tế có vị trí thuận lợi: là các thành phố cảng, gần Hongkong, Macao Giao thông thuận lợi, kinh tế hàng hóa phát triển…
Tháng 5/1984, tiếp tục mở cửa 14 thành phố ven biển.
1990, chính phủ TQ mở khu phồn thịnh mới tại Thượng Hải để thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Làm cho giao lưu nước ngoài và TQ được thông suốt, kích thích xuất khẩu tăng ngoại tệ, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Mở cửa ven sông: Đồng bằng sông Trường Giang, khu vực trung và thượng lưu sông Trường Giang Hành lang kinh tế Đông Tây lớn nhất TQ
- Mở cửa khu vực biên giới:
+ Phát triển khu vực hợp tác kỹ thuật giữa TQ với các nước.
+ Việc xuất khẩu đã tạo ra không gian phát triển kinh tế đối ngoại cho nội địa TQ
- Mở cửa khu vực nội địa: phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Từ 1992, TQ đẩy mạnh quá trình mở cửa 1 số thành phố biên giới và tất cả các thành phố thủ phủ của tỉnh nội địa và các khu vực tự trị.
* Đầu tư của TQ ra nước ngoài: được chính phủ đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ nhằm xuất khẩu vật tư và thiết bị.
* Quá độ lên CNXH: 3 bước
- Trong thập kỷ 80 phải nâng cao các giá trị kinh tế lên gấp đôi, GDP bình quân đầu người: 500$ TQ đủ ăn
- Hết thế kỷ 20, trong vòng 10 năm tiếp theo nâng giá trị kinh tế lên gấp đôi khá giả
- Giữa thế ký 20, nâng giá trị kinh tế lên 4 lần: 4000$ giàu có
TQ sẽ có tiếng nói quyết định tới 1 số vấn đề của thế giới
- Sau năm 1997 (Đặng Tiểu Bình mất), những nhà lãnh đạo TQ thay đổi mục tiêu bước 3:
• 2000-2010: nâng giá trị kinh tế lên gấp đôi: 2000$
• 2010-2020: nền kinh tế phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn ở các chế độ
• 2020-2049: cơ bản hoàn thành hiện đại hóa, TQ trở thành nước XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Nhờ tiến hành cải cách mở cửa , chỉ qua 2 thập kỷ, bộ mặt đất nước TQ đã thay đổi hẳn nhờ giành được những thành tựu huy hoàng, vì:
Đánh giá đúng thực lực nền kinh tế xác định được các bước đi thận trọng phù hợp với đặc điểm nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Cải cách tiến hành thận trọng, đồng bộ từ trên xuống
Đầu tư có trọng điểm, tạo ra hiệu quả cao trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế
Sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt chú trọng đến công tác lựa chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Thực hiện công tác quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, duy trì được sự phát triển bền vững trong thời gian dài.