Ảnh hưởng của Nợ quá hạn đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại và nền kinh tế:

Một phần của tài liệu Ngân hàng Thương mại và vấn đề nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng trong nền kinh tế thị trường (Trang 27 - 30)

hàng Thương mại và nền kinh tế:

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại xảy ra khi xuất hiện các biến cố không lường trước được do chủ quan hay khách quan khiến cho người đi vay không thực hiện được cam kết, nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng cho vay. Nếu rủi ro đó nhỏ thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn Quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng. Nhưng nếu rủi ro đó quá lớn vựơt quá khả năng xử lý của Ngân hàng Thương mại thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu

quả khôn lường không những cho chính ngân hàng đó mà còn cho cả các ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền và cuối cùng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

2.4.1. Ảnh hưởng của Nợ quá hạn tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại:

Thực tế cho thấy nợ quá hạn tại các Ngân hàng Thương mại là một biểu hiện cụ thể của rủi ro tín dụng gây tác hại rất lớn đối với hoạt động của các Ngân hàng Thương mại. Hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng và rủi ro về tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro của ngân hàng. Nợ quá hạn là kết quả tất yếu của một hoạt động tín dụng không lành mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, trực tiếp gây nên rủi ro về ứ đọng vốn và có thể làm mất vốn kinh doanh và mất khả năng thanh toán của Ngân hàng Thương mại. Đối với bản thân Ngân hàng Thương mại, các khoản nợ quá hạn làm cho ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi đúng thời hạn đặt ra trong hợp đồng. Nợ quá hạn làm chậm tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng thương mại dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, nợ quá hạn còn gây nên hậu quả làm giảm khả năng thanh toán , thậm chí làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại . Như ta đã biết, Ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” , vốn cho vay chủ yếu dựa trên nguồn vốn ngân hàng huy động được và lãi suất cho vay phải lớn hơn lãi suất huy động thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Các khoản nợ quá hạn một mặt làm kéo dài thời hạn các khoản tín dụng , mặt khác có khả năng dẫn đến làm mất vốn của các ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình thế không đảm bảo khả năng hoàn trả vốn cho người gửi tiền. Tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời có thể làm giảm uy tín của ngân hàng một cách nghiêm trọng, đánh mất lòng tin của người gửi tiền đối với ngân hàng . Những người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền

đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Các khoản nợ quá hạn luôn chứa đựng khả năng không thu hồi được vốn (một phần hoặc toàn bộ) và đặt ngân hàng thương mại trước tình trạng mất vốn.

2.4.2 Ảnh hưởng của nợ quá hạn đến nền kinh tế:

Ngày nay người ta không thể hình dung nổi một nền kinh tế mà vắng bóng các ngân hàng thương mại. Hệ thống các ngân hàng thương mại đã trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Tình trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được các nhà kinh tế coi là một hàn thử biểu của nền kinh tế của mỗi quốc gia . Lịch sử hoạt động của các ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các trường hợp mà các ngân hàng thương mại lớn bị phá sản đã làm chao đảo nền kinh tế tài chính của đất nước, thậm chí hậu quả của nó còn lan tràn sang cả các quốc gia trong khu vực hay toàn châu lục.

Do vậy tình trạng gia tăng các khoản nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng ngân hàng tuỳ theo tính chất và mức độ mà gây tác hại ở các cấp độ khác nhau tới ngân hàng đồng thời tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức khác có liên quan với ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế .

Trên giác độ vĩ mô, nợ quá hạn thực sự làm giảm tính tích cực của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế . Ngân hàng thương mại thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng của mình đã thực hiện đầu tư cho sản xuất và lưu thông hàng hoá, tạo thêm những sản phẩm mới cho xã hội, tạo công ăn việc làm, đồng thời tăng thu nhập và tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân . Hiện tượng nợ quá hạn xẩy ra chứng tỏ người vay vốn đã không thực hiện hiệu quả đầu tư như đã dự kiến khi nhận vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại.

Ở mức độ trầm trọng, nợ quá hạn không chỉ làm cho một ngân hàng thương mại bị mất vốn, mất khả năng thanh toán, đi đến phá sản ngân hàng mà còn kéo theo sự chao đảo của một loạt các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống các ngân hàng. Sự việc đó sẽ gây rối loạn quá trình lưu thông tiền tệ trong nước, giảm

giá đồng nội tệ, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tác hại của nợ quá hạn không chỉ đổ lên một quốc gia mà còn kéo theo sự lung lay của một loạt nền kinh tế của các nước có liên quan, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tài chính thế giới.

Một phần của tài liệu Ngân hàng Thương mại và vấn đề nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng trong nền kinh tế thị trường (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w