Điều phối trong việc tìm kiếm các mục đích phân tán

Một phần của tài liệu Lập trình Game Agent (Trang 30)

Cách trình bày một hệ thống đa agent như một bài toán tìm kiếm các mục đích phân tán cho phép các hoạt động được định nghĩa một cách rõ ràng, bao gồm:

• Định nghĩa đồ thị mục đích (bao gồm nhận dạng và phân chia những sự phụ thuộc).

• Ấn định các vùng đặc biệt của đồ thị thích hợp với các agent.

• Điều khiển việc quyết định diện tích của đồ thị để khai thác.

• Thực hiện phân cấp mục đích.

• Đảm bảo việc thực thi trong không gian tìm kiếm là thành công.

Một số các hoạt động trong các hoạt động trên được thực hiện trong một sự tương hỗ, một số thực hiện riêng lẻ. Quyết định để chọn cách tiếp cận phù hợp cho mỗi pha là một vấn đề của thiết kế hệ thống. Nó sẽ phụ thuộc vào:

• Bản chất của lĩnh vực (trong các ứng dụng, các agent có các trình độ, kinh nghiệm khác nhau do đó việc phân định các mục đích cho mỗi agent là một công việc không đơn giản vì phụ thuộc vào khả năng hoàn thành công việc của mỗi agent).

• Dạng của các agent có trong cộng đồng (ví dụ với các agent tự chủ, tổng không gian tìm kiếm chính là hợp của các không gian tìm kiếm cục bộ và mỗi agent làm việc dựa trên các mục đích riêng của chúng).

• Yêu cầu các giải pháp đặc thù (để tăng tính đúng đắn của một kết quả quan trọng, các vùng tìm kiếm giống nhau trong không gian tìm kiếm có thể được ấn định một cách dư thừa với nhiều agent trong khi đó phải thoả mãn yêu cầu tối ưu trong việc sử dụng agent).

• Giả thiết rằng có những sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mục đích hoặc giữa các yêu cầu tài nguyên của các agent khác nhau, sự điều phối sẽ được yêu cầu nếu cộng đồng đó hoạt động trong một phương thức liên kết.

Bản chất của sự phụ thuộc xác định loại điều phối. Ví dụ nếu agent1 biết rằng G2

p,2,2 yêu cầu nguồn tài nguyên d1

j trước khi nó có thể bắt đầu (phụ thuộc mạnh, quan hệ một chiều) nên nó có thể quyết định thực hiện G1

m,1,2 (để dinh ra tài nguyên cần thiết) trước khi G1

m,1,1 nếu không có thêm thông tin nào khác tiêu biểu hơn để lựa chọn một trong hai. Thứ hai là, mối quan hệ giữa G1

m,1 và G2

m,2 có thể quy định cả hai hành động đều cần thực hiện đồng thời (phụ thuộc mạnh, quan hệ hai chiều) trong khi đó mỗi agent thực hiện lần lượt. Cuối cùng là, nếu agent1

chọn G1

1,1 như một phương thức để thoả mãn G1

1 kết quả của hành động này sẽ cung cấp thông tin giá trị (phụ thuộc yếu, quan hệ một chiều) thông tin này có thể giúp cho agent2 thực hiện G2

p,2. Biết được điều này, agent2 có thể bắt đầu với G2 p,1. Tiếp theo, ta xét đến các thành phần trong mô hình này:

Một phần của tài liệu Lập trình Game Agent (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w