Hoạt động ngoại khóA

Một phần của tài liệu tài liệu giáo dục môi trường lớp 4 (Trang 26 - 31)

Thí nghiệm (thời gian 1-2 tuần).

ắ Giáo cụ: Chậu thí nghiệm là bát ăn cơm, ống bơ, ống tre hoặc hộp nông rộng miệng với dung tích t−ơng tự bát ăn cơm, đậu xanh và giấy.

ắ Chuẩn bị: Mỗi nhóm cần 6 chậu thí nghiệm và 2 tờ giấy than đủ lớn để che kín cây con trong chậu (có thể bôi đen giấy bằng mực để thay giấy than), số l−ợng đậu xanh đủ gieo vào 6 chậu thí nghiệm (mỗi chậu khoảng 20-30 hạt) có thể yêu cầu học sinh tự chuẩn bị cho nhóm của mình.

ắ Tiến hành:

Chia học sinh thành nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 6-8 em. Mỗi nhóm làm một bộ thí nghiệm để thấy tác động của chế độ n−ớc và ánh sáng đến đời sống cây xanh. H−ớng dẫn các nhóm chuẩn bị thí nghiệm ở nhà.

I - Học sinh chuẩn bị ở nhà.

1. Cho đậu xanh vào rá hoặc rổ, nhúng vào n−ớc và dùng tay sát nhẹ để hạt đậu nhanh mọc. Đổ cùng một loại đất và 6 chậu thí nghiệm và gieo đậu vào các chậu. Khi cây con đã ra 2 lá (cao khoảng 8-12cm), có thể bắt đầu thí nghiệm.

a) Chia các chậu thí nghiệm thành 2 lô, mỗi lô có 3 chậu. Đánh dấu Ia, Ib, Ic cho lô thứ nhất và IIa, IIb, IIc cho lô thứ hai.

* Lô I chăm sóc cây với chế độ t−ới n−ớc khác nhau và cây đ−ợc chiếu sáng bình th−ờng:

Ia: Một nửa chén n−ớc, t−ới 1 lần 1 ngày. Ib: 2 chén n−ớc, t−ới 2 lần 1 ngày.

Ic: 3 chén n−ớc, t−ới 3 lần 1 ngày.

* Lô II chăm sóc cây với các chế độ chiếu sáng khác nhau và chế độ t−ới n−ớc giống nhau:

IIa: Che tối suốt ngày. IIb: Che tối nửa ngày. IIc: Không che tối.

Tất cả các chậu IIa, IIb, IIc đều đ−ợc t−ới 2 chén n−ớc, 2 lần 1 ngày. Che tối cây bằng cách dùng giấy than quây thành hình trụ kín đáy hoặc hình phễu rồi úp lên chậu cần che tối. Cần đảm bảo che tối toàn bộ cây trong chậu. Khi t−ới n−ớc, mở giấy than thật nhanh và đậy kín ngay khi t−ới n−ớc xong.

b) Các nhóm cần theo dõi sự phát triển của cây và làm báo cáo về kết quả thí nghiệm của nhóm theo mẫu sau:

Kết quả thí nghiệm :

Lô thí nghiệm I: chế độ t−ới n−ớc khác nhau

Yếu tố theo dõi

Ia: một chén n−ớc, t−ới 1 lần/ngày Ib: 2 chén n−ớc, t−ới 2 lần/ ngày Ic: 3 chén n−ớc, t−ới 3 lần/ngày Chiều cao cây tr−ớc khi bắt đầu

thí nghiệm

Chiều cao cây sau... ngày (đo vào ngày làm báo cáo thí nghiệm)

Đặc điểm lá và thân

Giải thích kết quả thí nghiệm

Lô II : Chiếu sáng khác nhau, t−ới 2 chén n−ớc, 2 lần/ ngày

Yếu tố theo dõi IIa: che tối suốt ngày

IIb: Che tối nửa ngày

IIc: Không che tối Chiều cao cây tr−ớc khi bắt đầu

làm thí nghiệm

Chiều cao cây sau … ngày (đo vào ngày làm báo cáo thí nghiệm)

Đặc điểm lá và thân

II. Phần ở lớp.

1. Yêu cầu học sinh mang bộ thí nghiệm và kết quả theo dõi đến lớp. Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, đồng thời giải thích tại sao lại có kết quả nh− vậy.

III. Phần giáo viên tham khảo.

- Đối với lô I, do chế độ chiếu sáng bình th−ờng nên cây không có biểu hiện “chớm nắng”, còi cọc hay thân và lá xanh nhạt. Trong chậu Ia cây cằn cỗi do thiếu n−ớc và có chiều cao thấp nhất; trong chậu Ib, cây phát triển bình th−ờng, thân, lá xanh tốt; trong chậu Ic, thân và lá cây đều có màu vàng nhạt do bị úng n−ớc.

- Đối với lô II, cây đ−ợc t−ới đủ n−ớc nh−ng chế độ chiếu sáng khác nhau. Trong chậu IIa, do thiếu ánh sáng nghiêm trọng nên thân cây v−ơn dài, gầy; thân và lá cây đều có màu xanh nhợt nhạt (cây trong chậu này cao nhất). Trong chậu IIb, cây vẫn bị thiếu ánh sáng nh−ng ít trầm trọng hơn nên cây tốt hơn cây trong chậu IIa; tuy nhiên cây vẫn gầy, lá và thân có màu xanh rất nhạt. Chậu IIc, cây có đủ ánh sáng và n−ớc nên phát triển bình th−ờng, thân lá xanh tốt, cây mẫm, khỏe, sức sống cao. Cây trong chậu IIc giống cây trong chậu Ib.

2. Sau khi các nhóm đã trình bày xong kết quả thí nghiệm, học sinh đã biết rõ lý do dẫn đến tình trạng phát triển của các chậu cây nhóm mình, hỏi học sinh xem cần làm gì để có đ−ợc những chậu cây xanh tốt khỏe mạnh ? Giải thích cho học sinh rằng cây cần có đủ ánh sáng và n−ớc. Những yếu tố này dù thiếu hay thừa đều ảnh h−ởng không tốt đến thực vật. Đối với các loại cây trồng khác cũng vậy, nếu điều kiện môi tr−ờng phù hợp, cây sẽ sinh tr−ởng tốt và cho năng suất cao. Ng−ợc lại, cây sẽ cho năng suất thấp hoặc thậm chí bị chết. Nh− vậy, ứng với mỗi điều kiện môi tr−ờng khác nhau hay một loại khí hậu khác nhau lại có các loại cây khác nhau.

Bài số 7 :

Nhu cầu sống của động vậtMục đích Mục đích

Giúp học sinh tìm hiểu về nhu cầu sống của động vật cũng nh− tìm hiểu mối quan hệ giữa động vật và thực vật và vì sao động vật lại cần thiết cho cuộc sống của con ng−ời.

I - Giới thiệu chung

Động vật là sinh vật đa tế bào và lấy năng l−ợng để tồn tại bằng cách ăn. Khoảng hơn 2 triệu loài đã đ−ợc phát hiện, nhiều loài khác đang đợi đ−ợc nhận dạng. Động vật cần nơi ở và có nơi ở khác nhau, cần thức ăn để tồn tại và có thức ăn và cách thức lấy thức ăn khác nhau, hơn nữa động vật cũng cần không khí để thở và đồng loại để làm bạn.

Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống động vật. Thực vật là nguồn thức ăn cho các loài động vật ăn thực vật, là nơi ở, hoặc là nơi sinh đẻ. Động vật giúp cho sự thụ phấn, sự phát tán hạt và phát triển của thực vật. Ngoài ra, nhiều loài động vật chuyên ăn các loài sâu bọ gây hại cho thực vật.

Động vật sống trong tự nhiên hay động vật nuôi đều có ích lợi đối với con ng−ời.

II - Hoạt động

1. Nhu cầu sống của động vật.

Cũng giống nh− thực vật động vật cũng có những nhu cầu khác nhau để tồn tại, theo các em thì đó là những nhu cầu gì ?.

- Thức ăn. - N−ớc. - Không khí. - Nơi trú ẩn. - Bạn. - Không gian.

Giáo viên chuẩn bị sẵn bức tranh về nhà của động vật: Yêu cầu học sinh chỉ ra các loài động vật có trong tranh và nói xem thử chúng sống trong môi tr−ờng nh− thế nào.

2. Vai trò của động vật.

(Giáo viên chia học sinh ra làm hai nhóm: Một nhóm là các động vật nuôi và nhóm kia là các loài động vật trong tự nhiên. Sau đó từng nhóm thay nhau nêu lên lợi ích của nhóm động vật mà nhóm đóng vai).

Động vật nuôi Động vật trong tự nhiên

- Giúp kéo cày (Trâu, Bò). - Tiêu diệt chuột, sâu bọ(Cóc ếch, Chim) - Cung cấp thực phẩm (Lợn, Gà...). - Giúp cây thụ phấn (Ong, B−ớm). - Giúp coi nhà, ruộng v−ờn (Chó). - Làm đất tơi xốp, màu mỡ (Giun). - Giúp diệt chuột (Mèo). - Giúp cây phát tán hạt (Sóc, Chim). - Tham gia lễ hội (Trâu). - Cung cấp chất dinh d−ỡng cho cây.

Thực tế động vật trong tự nhiên có vai trò quan trọng trong chuỗi l−ới thức ăn. Chúng ăn các loài thực vật và động vật khác. Rồi chúng lại trở thành thức ăn cho các loài khác nh− ếch ăn chuồn chuồn, rắn ăn ếch... Mỗi loài đều là một mắt xích của chuỗi thức ăn. Nếu loài này mất đi thì sẽ ảnh h−ởng đến loài khác.

3. Vậy các em cho biết giữa thực vật và động vật có mối quan hệ với nhau không hay chúng tồn tại độc lập ? (Có ; Chúng có mối quan hệ với nhau) Vậy các em hãy thảo luận xem chúng có mối quan hệ nh− thế nào?. Đồng thời cho ví dụ để chứng minh. (Giáo viên cho học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến của mình, sau đó giáo viên dùng phần giới thiệu chung bổ sung hoặc tóm tắt lại các ý của học sinh).

III - Tóm tắt

Động vật cần môi tr−ờng sống và mỗi loài có môi tr−ờng sống khác nhau. Mọi loài động vật đều cần thức ăn để tồn tại và có cách kiếm mồi khác nhau. Động vật cần không khí để thở, đồng loại để kết bạn. Động vật sống trong tự nhiên hay động vật nuôi đều có ích lợi đối với con ng−ời.

Bảo vệ rừng là bảo vệ môi tr−ờng, nhu cầu sống của động vật và cũng là bảo vệ môi tr−ờng sống của chúng ta.

IV - Bài tập về nhà

1. Hãy quan sát các động vật nuôi trong gia đình em hoặc ở địaph−ơng nơi em sinh sống xem chúng có những nhu cầu gì ? Và chúng ph−ơng nơi em sinh sống xem chúng có những nhu cầu gì ? Và chúng quan trọng nh− thế nào đối với cuộc sống của con ng−ời ?.

2. Vẽ hình một con vật nuôi mà em yêu thích.

Một phần của tài liệu tài liệu giáo dục môi trường lớp 4 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)