Lựa chọn mô hình máy thiết kế

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo băng tải đai ứng dụng trong vận chuyển phân vi sinh (Trang 38)

5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.2 Lựa chọn mô hình máy thiết kế

Xuất phát từ yêu cầu vận chuyển liên tục trong dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh, với các dữ liệu thiết kế đã nêu trên, mô hình máy thiết kế có nguyên lý kết cấu như hình 5.1.

1 2 3 4 5 67

Hình 5.1 Mô hình băng tải thiết kế.

1. Khung đỡ; 2. Máng cấp liệu; 3. Cửa điều chỉnh lượng vận chuyển; 4. Băng vải cao su; 5. Động cơ điện 3 pha có hộp giảm tốc;

6. Bộ truyền xích; 7. Tang chủ động.

Máy làm việc theo nguyên lý vận chuyển liên tục nguyên liệu, mức vận chuyển và mức độ liên tục nhờ nguyên liệu được chứa trong máng cấp liệu 2 và cửa định lượng 3 của máy.

Cấu tạo của máy vận chuyển gồm: băng tải đai vải cao su dài 4 m đặt nghiêng . chiều dài và độ dốc của băng tải do kết cấu qui trình sản xuất qui định. Vì băng tải ngắn nên không cần các con lăn đỡ ở nhánh chủ động. phần nhánh bị động có 1 co lăn đỡ. Độ căng băng tải được điều chỉnh bởi cơ cấu căng băng là hai trục vít gắn với bộ phận cụm trục tang bị đông, sự điều chỉnh bằng cách xiết và nhả vít. Đối tượng vận chuyển là than bùn được cung cấp vào máng cấp liệu của băng bằng tay hoặc bằng máy. Để đảm bảo máy làm việc và định lượng liên tục thì thể tích máng cấp liệu phải tới 0,7m3.

Nguyên lý làm việc: Than bùn từ máng cáp liệu sẽ được băng tải vận chuyển đi đến cuối băng và tháo liệu theo kiểu tự chảy. Lượng than bùn vận chuyển trên băng được điều chỉnh tùy theo mức độ mở của tấm chắn điều chỉnh trên của máng cấp liệu. Vận tốc băng là cố định, phụ thuộc vào vận tốc động cơ điện và loại vận liệu vận chuyển.

Băng tải hoạt động được do sự chuyền động từ động cơ điện qua hộp giảm tốc và bộ truyền xích.

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo băng tải đai ứng dụng trong vận chuyển phân vi sinh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w