Dân tộc và chính sách phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ BỐC HƠI BẰNG TƯ LIỆU ẢNH MODIS PHỤC VỤ GIÁM SÁT LỚP PHỦ RỪNG Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN (Trang 60)

Diện tích 5 tỉnh Tây Nguyên là 54.641,0 km². Theo kết quả điều tra dân số 01 tháng 04 năm 2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần, chủ yếu lả tăng cơ học. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2011 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.278.679 người, chiếm 6% dân số cả nước .

Ở Tây Nguyên, nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông. Tính đến năm 2004, Tây Nguyên gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người chiếm khoảng 32% dân số (dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm khoảng 25,7%). Riêng tỉnh Đắc Lắc, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485%. Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người.

Tây Nguyên có hệ thống đường giao thông liên vùng tương đối phát triển nối liền với các tỉnh Duyên hải miền Trung, ra các cảng biển, Đông Nam Bộ thông qua các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28 v.v. và thông hương với Đông Bắc Campuchia và Nam Lào qua các QL18B, 78. Hệ thống giao thông đã và đang hình thành rộng khắp, vừa liên kết 5 tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên với các vùng khác trên tuyến hành lang Đông-Tây.

Về phát triển kinh tế, Tây Nguyên là vùng có điều kiện và truyền thống sản xuất

thuận lợi các cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị hàng hóa cung cấp cho Duyên hải và cả nước.

Là một trong các vùng kinh tế trọng điểm, Đảng và nhà nước đã xác định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Tây Nguyên là:

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, có lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hoá lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoáng sản. Có chiến lược và quy hoạch xây dựng Tây Nguyên giàu về

kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực.

Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông...), chăn nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển thủy điện lớn và vừa, các hồ chứa nước cho thủy lợi. Khai thác và chế biến quặng bôxít. Phát triển công nghiệp giấy.

Kinh tế phát triển dẫn đến áp lực phá rừng làm nương rẫy, các khu dân cư, đất trồng cây công nghiệp … khiến cho nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm ảnh hưởng trực đến diện tích lớp phủ rừng ở Tây Nguyên. Không chỉ có vậy mà đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm nguồn nước gây nên nạn khô hạn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ BỐC HƠI BẰNG TƯ LIỆU ẢNH MODIS PHỤC VỤ GIÁM SÁT LỚP PHỦ RỪNG Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w