MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NỢ QUÁ HẠN TẠI NHNOHN.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phòng ngừa nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 64)

c) Đánh giá công tác phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại NHNo &PTNTTPHN:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NỢ QUÁ HẠN TẠI NHNOHN.

PHÒNG NGỪA NỢ QUÁ HẠN TẠI NHNOHN.

I.Phương huớng hoạt động tín dụng &kế hoạch thu hồi nợ năm 2003:

1.Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2003:

Căn cứ vào định hướng kinh doanh năm 2003 của HĐQT Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và kế hoạch kinh doanh năm 2003 của ngân hàng No&PTNTHN đã được tổng giám đốc giao kế hoạch, từ thực tế kinh doanh năm 2003, phòng kinh doanh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2003 như sau:

- Dư nợ cuối năm đạt 2600 tỉ đồng tăng trưởng 30% so với năm 2002

- Dư nợ ngắn hạn đạt 1600 tỉ đồng chiếm 61,5% tổng dư nợ, tăng trưởng 27,1% so với năm 2002

- Dư nợ trung và dài hạn đạt 1000 tỉ đồng chiếm 38,5% tổng dư nợ, tăng trưởng 34% so với năm 2002

- Nợ quá hạn khống chế ở mức 70 tỉ đồng đảm bảo tỉ lệ<3% tổng dư nợ. -Trích rủi ro năm 2003: từ 60-65 tỉ để xử lí rủi ro căn cứ vào tình hình tài chính và việc chuyển nợ quá hạn.

-Xử lí rủi ro cả năm: phấn đấu xử lí 55 tỉ đồng

-Thu nợ rủi ro phần đấu đạt 50 tỷ đồng tăng 43 tỷ so với năm 2002

-Mua bán ngoại tệ (USD): đạt 120 triệu USD tăng 12 triệu so với năm 2002 -Tỷ lệ thu lãi: đạt >95% lãi phải thu.

(Đơn vị:triệu VND)

TT Chỉ tiêu Thực hiện Thực hiện +,- so với KH

Số tiền % +,-

Tổng dư nợ 2.003 2.006 +600 +300

1

2

3

Dư nợ theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

Dư nợ theo thành phần kinh tế CHO VAY DNNN Cho vay DNNQD Cho vay HTX Cho vay HSX Cho vay khác Nợ quá hạn 1.259 465 279 1.308 402 4 127 162 56,4 1600 600 400 1610 600 10 180 200 70 +342 +136 +121 +302 +199 +6 +53 +38 +13,6 +27,1 +30 +43,3 +23 +50 +150 +41,7 +24,2 24,1

2.Kế hoạch thu hồi nợ:

Trong năm 2002 NHNo&PTNTHN đã kịp thời triển khai những văn bản của Chính phủ, của NHNN và của các bộ ngành liên quan và đã đạt những hiệu quả rất đáng khích lệ. Tiến tới năm 2003 Ngân hàng đã có những kế hoạch

và phương hướng thu hồi nợ như sau:

- Phải không ngừng tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Trong đó thẩm định là một trong những khâu quan trọng quuyết định đến hiệu quả và an toàn của vốn vay.

- Về hồ sơ vay vốn nói riêng và hồ sơ tín dụng nói chung: từng bước sắp xếp, chỉnh sửa đúng chế độ, lưu giữ cẩn thận.

- Việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi vay,thu nợ rủi ro đã được chú trọng

- Hàng tháng cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thông báo nợ đến hạn để cán bộ tín dụng đôn đóc khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc gia hạn nợ (nếu cần), tránh chuyển nợ quá hạn nếu không cần thiết.

Để đạt được kế hoạch đã đề ra không những cần có sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn có sự giúp đỡ từ phía Chính Phủ, NHNN… Ngoài những biện pháp mà ngân hàng đã và đang tiến hành, em xin góp một vài ý kiến về việc phòng ngừa xử lí NQH.

II/Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng Nhà nước:

Trong thời gian qua, chính phủ và ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy mới nhằm củng cố hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, việc làm này không phải đơn giản mà thường xuyên phát sinh mâu thuẫn mới cần khăc phục. Đứng trên góc độ nhằm phòng ngừa và xử lí NQH, tôi xin có một số ý kiến sau:

1.Kiến nghị đối với Nhà nước, ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng :

a) Kiến nghị ngăn ngừa hạn chế Nợ quá hạn:

- Chính phủ phải có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ để tồn tại những doanh nghiệp làm ăm có hiệu quả, nhưng doanh nghiệp cần thiết cho dân sinh, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Cần kiểm soát chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó.

- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hoạt động ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lí cho hoạt động doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đi đúng hướng .

- Nhà nước cần có biện pháp đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, góp phấn đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế. Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thực hiện gỡ nhứng khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan toàn bộ nền kinh tế.

*Về lãi suất nợ quá hạn:

Theo qui định của NHNN, lãi suất NQH bằng 150 % lãi suất cho vay cùng loại. Như vậy, một khách hàng vốn đã gặp khó khăn không trả được nợ đúng hạn lại phải chịu thêm gánh nặng bởi lãi suất NQH quá cao sẽ càng gây thêm

khó khăn cho doanh nghiệp. Nên chăng NHNN bỏ qui định về lãi suất NQH để cho các NHTM tuỳ theo mức đọ rủi ro và các yếu tố khác của từng khoản vay mà quyết định lãi suất NQH phù hợp với từng khoản vay nhằm thu hồi nhanh nhất và đầy đủ nhất các khoản cho vay phát sinh nợ quá hạn, hạn chế tối đa rủi ro.

Hơn nữa, mức lãi suất NQH đựơc xác định căn cứ dựa trên mức qui định của thống đốc ngân hàng nhà nước tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng. Mặc dù hiện nay các ngân hàng đang áp dụng qui chế mới là thực hiện hợp đồng tín dụng với khách hàng dựa trên lãi suất thoả thuận với nhau.Vậy mà lãi suất làm căn cứ để xác định mức lãi suất NQH lại không được điều chỉnh với mức lãi suất thoả thuận đã được thực hiện mà phải căn cứ vào mức lãi suất từ khi kí kết hợp đông tín dụng. Do đó,thiết nghĩ cần thay đổi qui định này nhằm tránh những bất hợp lí khi có những biến động lớn về lãi suất cho vả hai bên tổ chức tín dụng và khách hàng. Qui đinh mới phải thể hiện được lãi suất làm căn cư xác định lãi suất NQH là mức lãi suất hai bên đang áp dụng đối với khoản vay tại thời điểm chuyển sang NQH. Có như vậy, việc áp dụng lãi suất NQH mới có ý nghĩa.

*Về thời gian gia hạn vay:

Việc gia hạn nợ vay thuộc thẩm quyền quyết định của Ngân hàng nhà nước theo qui định tại khoản 4 điều 54 Luật các tổ chức tín dụng về thơì gian gia hạn nợ. Việc qui định này là quá cứng nhắc không tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lí một số trường hợp phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải có sự qui định

linh hoạt trong chính sách như trưòng hợp khách hàng bị thua lỗ trong 2, 3 năm do các nguyên nhân bất khả kháng.

* Về thời hiệu khởi kiện:

Qui định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng với hoạt động ngân hàng là quá ngắn vì các khoản nợ vay của khách hàng khi đáo hạn chưa trả cho ngân hàng, ngân hàng thường phải thương lượng với khách hàng để tìm ra giải pháp tốt nhất để thu nợ, tránh phải đưa ra kiện tụng tranh chấp trước toà án,do đã mất một khoảng thời gian dài. Nếu khách hàng biết được qui định này cố tình không xác nhận trong thời gian 6 tháng thì ngân hàng không thể khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện,nên quyền lợi chính đáng của ngân hàng không được bảo vệ. Do vậy thiết nghĩ nên kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến hoạt động ngân hàng.

b) Kiến nghị xử lí nợ quá hạn

- Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lí kịp thời các truờng hợp ra đời của một doanh nghiệp ngoài quốc doanh băng “vốn ảo”. Mạnh dạn cho giải thể, phá sản doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng kéo dài quá lâu.

- Các cơ quan hữu quan nhất là các cơ quan pháp luật cần giúp đỡ ngân hàng trong việc xử lí NQH phát mại tài sản thế chấp thu hồi vốn cho Nhà nước, xử lí cán bộ ngân hàng nghiêm minh,đúng người đúng việc khi có vi phạm.

2.Kiến nghị đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần có biện pháp chỉ đạo thực hiện chế độ nghiệp vụ sát sao,các văn bản hướng dẫn thực hiện cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, xử lí kịp thời những vướng mắc của chi nhánh.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót

- Coi trọng công tác cán bộ, thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ trang bị kiến thức mới cho cán bộ tín dụng, quan tâm đến việc bố trí sắo xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho các chi nhánh.

-Làm tốt công tác phòng ngừa và xử lí rủi ro có sự liên lạc thường xuyên giữa thông tin phòng ngừa rủi ro với các chi nhánh,hướng dẫn chi nhánh thực hiện tốt công tác này.

III/Giải pháp phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại NHNoHN:

1.Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng:

Thông tin khách hàng càng phát triển về số lượng và chất lượng thì càng làm giảm mức độ rủi ro cho hoạt động tín dụng. Thông tin khách hàng vay vốn ngân hàng trên địa bàn là cần thiết để tìm hiểu một phần tình hình công nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó xác định khả năng thanh hoàn trả nợ vay của khách hàng. Ngoài ra,việc tìm kiếm thông tin về ngành nghề,thị trường.. có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng rất quan trọng để ngân hàng tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã có hệ thống trung tâm thông tin tín dụng song thông tin được cập nhật còn chưa được nhanh và chưa đầy đủ,hình thức còn đơn điệu. Do vậy,ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về thông tin rủi ro, gọi là phòng nghiên cứu rủi ro nhằm thu thập thông tin nhanh, đầy đủ và kịp thời hơn.

Bên cạnh việc khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước,thông tin còn cần được khai thác triệt để từ các nguồn khác chẳng hạn như:

*Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

*Thông tin khai thác qua những lần tiếp xúc,giao tiếp với khách hàng,thông qua mối quan hệ với các ban ngành liên quan.

Trong công tác nghiên cứu khách hàng trước khi cho vay, việc sử dụng các hệ tài chính để đánh giá khách hàng là rất quan trọng. NHNo&PTNTHà Nội đã sử dụng một hệ thống các hệ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng khá hiệu quả,tuy nhiên ngân hàng nên sử dụng thêm hệ số tài trợ để đánh giá.

3.Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng:

Chính nhờ giải pháp này mà cán bộ tín dụng sẽ có được kiến thức khá tốt giúp cho việc tư vấn kinh doanh cho khách hàng có thể phát triển được. Việc cung cấp dịch vụ này sẽ giúp cho cả khách hàng và ngân hàng cùng phát triển.

4

.Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn theo dõi rủi ro có thể xảy ra

Cán bộ tín dụng cần có những cuộc viếng thăm đột xuất khách hàng của mình để kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay,tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả dự án vốn vay. Đồng thời kiểm tra qua các nguồn thông tin khác nhau thu thập được về khách hàng. Trên cơ sở đó thường xuyên bổ sung thông tin vào hồ sơ khách hàng để phản ánh đúng kịp thời thực trạng của khách hàng,giúp ngân hàng chủ động hơn trong quan hệ với khách hàng.

5.Ngân hàng khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại ngân hàng mình:

hàng,ngân hàng nên khuyến khích khánh hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng mình. Từ đó,ngân hàng có thể sớm phát hiện ra những vấn đề nghi vấn để có biện pháp marketing giới thiệu về những tiện ích của các phương tiện thanh toán mà ngân hàng cung cấp. Đồng thời,ngân hàng cũng không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và sự phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của khách hàng về các dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phòng ngừa nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 64)

w